Dự án ngàn tỉ gặp khó vì tranh chấp đất

Thứ ba - 04/10/2022 00:38
Quá trình triển khai dự án đã phát sinh tranh chấp đất nằm trong vùng dự án do việc sang nhượng đất nhập nhằng giữa các hộ được đền bù với một số cá nhân khác

Vừa qua, Báo Người Lao Động nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Hồng Chương, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đại Thanh Quang (viết tắt Công ty Đại Thanh Quang), về các vướng mắc khi triển khai dự án du lịch - biệt thự cao cấp King Sea Phan Thiết (viết tắt dự án King Sea) do việc sang nhượng đất có dấu hiệu vi phạm của các hộ dân trong vùng dự án.

Bán đất đã sang nhượng (?)

Dự án King Sea được UBND tỉnh Bình Thuận ban hành quyết định chấp thuận đầu tư lần đầu vào tháng 10-2004 và điều chỉnh gần nhất vào tháng 7-2022 với diện tích hơn 82 ha tại thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành - cửa ngõ vào các khu du lịch phía Nam TP Phan Thiết.

Theo nội dung điều chỉnh của UBND tỉnh Bình Thuận, đến quý II/2023, chủ đầu tư dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.700 tỉ đồng này phải hoàn thành thủ tục pháp lý ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư; sau khi được cấp phép xây dựng, đơn vị phải khởi công, đưa dự án vào hoạt động trong thời hạn 24 tháng.

Đây được xem là động thái quyết liệt của UBND tỉnh Bình Thuận để đôn đốc các dự án được phê duyệt sớm triển khai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đơn của Công ty Đại Thanh Quang, hiện dự án King Sea đã đền bù 98% trên tổng diện tích 812.438 m2, đã được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án đã phát sinh tranh chấp khoảng 2,2 ha nằm trong vùng dự án. Nguyên nhân là do việc sang nhượng đất nhập nhằng giữa các hộ được đền bù với một số cá nhân khác.

Cụ thể, năm 2009, Công ty Đại Thanh Quang ký giấy sang nhượng 17.359 m2 với bà Nguyễn Thị Huệ với giá 3,5 tỉ đồng; đến tháng 9-2018, tiếp tục ký sang nhượng 7.415 m2 đất trong dự án với ông Nguyễn Tý với giá hơn 3,3 tỉ đồng. Toàn bộ diện tích đất mà bà Huệ, ông Tý ký sang nhượng với Công ty Đại Thanh Quang đã được chủ đầu tư đền bù và được tỉnh Bình Thuận giao thuê đất.

Tuy nhiên, đến tháng 4-2021, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, một nhóm người, trong đó có ông V.T (trú tỉnh Bình Thuận) xây tường rào quanh khu đất diện tích hơn 2 ha mà Công ty Đại Thanh Quang đã đền bù cho bà Huệ, ông Tý.

Phần đất rào chắn nằm trong dự án King Sea đã được UBND tỉnh Bình Thuận giao đất tại Quyết định 276/QĐ-UBND ngày 24-3-2005, được Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng cho thuê đất số 157/HĐTĐ ngày 17-9-2007 và cấp 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân nhóm người đến rào chắn và tác động lên khoảng 2,2 ha đất nằm trong khu vực dự án King Sea là do nhóm người địa phương đưa ra các giấy tờ là hợp đồng chuyển nhượng hơn 17.000 m2 đất không có chứng thực giữa họ với bà Nguyễn Thị Huệ, ông Phạm Văn Vinh (con bà Huệ).

Để giải quyết tranh chấp, tháng 6-2022, UBND xã Tiến Thành họp và xác định trong biên bản hòa giải: "Vị trí đất ông V.T xây dựng vòng thành và công trình nằm trong Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 24-3-2005 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thu hồi và giao cho Công ty Đại Thanh Quang thuê đất để xây dựng dự án King Sea"; đồng thời đề nghị tháo dỡ các công trình vi phạm. Tuy nhiên, đến nay, các công trình trên vẫn tồn tại.

Dự án ngàn tỉ gặp khó vì tranh chấp đất - Ảnh 1.

Khu đất và các công trình mà người dân địa phương lấn chiếm trên đất của dự án King Sea

Sẽ sớm tháo gỡ vướng mắc

Trao đổi về hướng xử lý tình trạng lấn chiếm đất được UBND tỉnh Bình Thuận giao chủ đầu tư triển khai dự án King Sea, ông Phan Nguyễn Hoàng Tân, Chủ tịch UBND TP Phan Thiết, cho biết đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND xã Tiến Thành vào cuộc làm rõ để có hướng xử lý.

"Việc này thành phố đã chỉ đạo xã Tiến Thành và Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý, tinh thần là làm rõ tính pháp lý, khẩn trương xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất đai" - ông Phan Nguyễn Hoàng Tân cho biết.

Liên quan vụ việc này, ngày 16-9 vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận có Văn bản số 4180 chỉ đạo UBND TP Phan Thiết tổ chức kiểm tra thực địa, xử lý nghiêm theo đúng quy định các hành vi vi phạm pháp luật tại dự án King Sea, không để tồn đọng kéo dài, phát sinh tình trạng mất an ninh trật tự.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đề nghị Công ty Đại Thanh Quang chủ động có biện pháp quản lý diện tích đất được giao để thực hiện dự án theo đúng tiến độ điều chỉnh tại Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 25-7-2022.

"Theo quyết định điều chỉnh này, đến quý II/2023, dự án phải hoàn thành thủ tục pháp lý ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và khởi công xây dựng, đưa vào hoạt động trong thời hạn 24 tháng được cấp phép xây dựng. Thời gian chuẩn bị không còn nên chúng tôi mong muốn các cơ quan tạo điều kiện cho chúng tôi sớm hoàn tất thủ tục pháp lý để triển khai dự án" - đại diện Công ty Đại Thanh Quang nói.

Xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm

Trước đó, nhận thấy tình trạng lấn chiếm đất công, lấn chiếm đất các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất; lấn chiếm, tái lấn chiếm đất sau khi đã đền bù, giải phóng mặt bằng diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng, Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nắm chắc địa bàn, đối tượng cộm cán, băng nhóm hoạt động có tổ chức, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm đất công, đất dự án.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xử lý các trường hợp buông lỏng quản lý nhằm góp phần tạo môi trường đầu tư, phát triển tích cực ngay trong năm 2022.

Nguồn tin: https://soha.vn

 Tags: dự án

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây