Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Sau TP Hồ Chí Minh, từ ngày 3/8, AEON Việt Nam bắt đầu triển khai các điểm bán hàng lưu động tại Hà Nội để cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Thông tin trên Fanpage của hệ thống siêu thị, các xe bán hàng lưu động sẽ duy trì bán tại 04 điểm với sự hỗ trợ của UBND Quận Long Biên và các phường, bao gồm: (1) Số 5 đường Vạn Hạnh, KĐT Việt Hưng, (2) Sân bóng đảo Sen - 125 Nguyễn Sơn, (3) Sân chơi tổ 33 cũ, - 34 phố Bắc Cầu – P.Ngọc Thụy, (4) Số 11 Đặng Vũ Hỷ, P.Thượng Thanh.
Thời gian bán hàng từ 9h30 sáng và địa điểm và giờ bán hàng có thể thay đổi một chút theo hướng dẫn của Cơ quan chính quyền tại địa phương nhằm đảm bảo an toàn mùa dịch.
"Để tránh tập trung đông người, chính quyền địa phương sẽ thông báo đến người dân tại khu vực cụ thể", Aeon Việt Nam thông báo.
Xe bán hàng lưu động sẽ bổ sung hàng hóa kịp thời nhằm phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.
Tại các điểm bán, người dân được hướng dẫn xếp hàng, giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn mùa dịch.
Trước đó, tại Hà Nội, từ giữa tháng 7, AEON Việt Nam đã chủ động tăng trữ lượng hàng thực phẩm cho 3 siêu thị AEON khu vực Hà Nội (Long Biên, Hà Đông và MaxValu Riverside), cụ thể thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả, cá, thịt) từ 200% - 400%, thực phẩm khô (mì, miến, ..) từ 120% – 130%.
Tại TP HCM, công ty bắt đầu sử dụng xe lưu động bán hàng từ ngày 13/7 ngoài việc bán hàng trực tiếp tại hai siêu thị là AEON Tân Phú và AEON Bình Tân. Đến nay, AEON Việt Nam đã có 17 điểm bán hàng lưu động tại thành phố này.
Các điểm bán hàng lưu động này bán các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống (rau củ quả, cá, thịt) và thực phẩm khô với giá bằng giá bán tại siêu thị. Bảng giá được niêm yết cụ thể ngay tại mỗi điểm bán để người dân tham khảo.
Siêu thị ở Hà Nội ăm ắp hàng hóa.
Mức dự trữ được tăng gấp nhiều lần, kèm các phương án chuẩn bị về nguồn cung đầy đủ trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp.
Trước tình trạng 1 số siêu thị như VinMart/ Vinmart+ phải đóng cửa do liên quan đến các ca F0 tại công ty thực phẩm Thanh Nga, 1 số chợ truyền thống cũng tạm đóng cửa, theo Sở Công Thương Hà Nội, các doanh nghiệp phải tăng cường các biện pháp cung ứng, chủ động tìm nguồn cung để đảm bảo nhu cầu của người dân.
Trước đó, thông tin từ Sở cho hay, lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu).
Về khối lượng cụ thể, Sở Công Thương cho biết đã dự trữ 836.000 tấn gạo; 167.346 tấn thịt lợn; 48.150 tấn thịt trâu, bò; 55.782 tấn thịt gia cầm; trên 1 triệu quả trứng gia cầm… Ngoài ra, Sở Công Thương còn căn cứ mức độ lây lan dịch để có các phương án dự trữ, cung ứng hàng hóa cụ thể.
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn