Bí ẩn bức tranh bộ xương chơi múa rối kỳ quái trong Bảo tàng Cố cung

Thứ sáu - 23/07/2021 08:06
Những chi tiết ẩn sâu bên trong bức họa kỳ dị được lưu truyền từ thời Nam Tống khiến nhiều người vừa tò mò vừa có cảm giác “rợn tóc gáy”.

Nền văn hóa Trung Quốc từ khi bắt đầu đến nay đã trải qua hơn 5000 năm phát triển. Trong quãng thời gian ấy, các thế hệ người Trung Quốc đã sáng tạo ra vô vàn tác phẩm, văn vật phong phú, độc đáo.

Theo dòng chảy của thời gian, các văn vật trở thành những di tích, của cải mang giá trị văn hóa, lịch sử to lớn.

Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc là nơi lưu giữ rất nhiều bảo vật như thế, trong đó không thể không kể đến các tác phẩm hội họa đặc sắc.

Một trong những bức họa nổi tiếng nhất trong bảo tàng chính là bức "Khô Lâu huyễn hí đồ". Bức tranh khiến các nhà nghiên cứu lịch sử chú ý vì sự khác biệt và phong cách kỳ lạ của nó.

Bí ẩn bức tranh bộ xương chơi múa rối kỳ quái trong Bảo tàng Cố cung - Ảnh 1.

Bức "Khô Lâu huyễn hí đồ" của danh họa Lý Tung.

Đây là tác phẩm của danh họa Lý Tung thời Nam Tống, nội dung kể về cảnh vui chơi của phụ nữ và trẻ nhỏ thời kỳ này.

  • Người đàn ông nhặt được 'con chim' trong mộ cổ và đem đi giám định, chuyên gia làm 1 việc khiến anh ta 'chết lặng'!

  • Ngôi mộ 'tồi tàn' rộng 4m2 nhưng chứa kho báu trị giá hơn 3 tỷ NDT: Nguồn gốc 'không sạch sẽ' của chúng khiến chuyên gia ngã ngửa

"Khô Lâu huyễn hí đồ" sử dụng bố cục góc, trọng tâm của bức tranh là góc dưới bên trái, màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã.

Người họa sĩ sử dụng phương pháp biểu đạt nét móc kép, trước tiên vẽ các đường quần áo của nhân vật, đậm hơn một chút và tạo một nét nhẹ ở mặt trong của các đường chỉ quần áo. Các nét vẽ cho thấy sự tinh xảo nhưng không mất đi tính tự do và không bị gò bó.

Nhân vật trung tâm trong bức tranh là một bộ xương mặc áo choàng, tư thế ngồi có vẻ rất thoải mái. Tay phải anh ta điều khiển con rối là một bộ xương nhỏ hơn. Con rối chống chân phải xuống đất, chân trái giơ cao, cánh tay vẫy vẫy rất sinh động.

Bí ẩn bức tranh bộ xương chơi múa rối kỳ quái trong Bảo tàng Cố cung - Ảnh 3.

Đối diện với bộ xương nhỏ là một đứa trẻ. Cánh tay phải của đứa bé vươn ra như muốn bắt lấy con rối. Phía sau là một cô gái trẻ, hai tay đưa về phía đứa bé như muốn ngăn lại, vẻ mặt có chút lo lắng. Đường chân trời được vẽ phía sau thiếu nữ chia bố cục bức tranh thành hai phần.

Phía sau bộ xương lớn là một phụ nữ đang cho một đứa trẻ bú. Đầu người này hơi quay sang một bên như để quan sát những gì trước mắt.

Các nhân vật trong "Khô Lâu huyễn hí đồ" đều rất sống động và chi tiết khiến người xem như có thể nghe thấy giọng nói của họ.

Khung cảnh chủ đạo trong bức tranh là không khí vui vẻ, yên bình nhưng hình ảnh bộ xương chơi múa rối lại chẳng “ăn nhập” với không khí đó, khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ, thậm chí có phần “lạnh gáy”.

Vào thời kỳ bức tranh ra đời, người ta thường kiêng kỵ chuyện quỷ thần, những câu chuyện liên quan đến ma quỷ cũng rất ít khi được nhắc đến, vậy tại sao hình ảnh bộ xương lại xuất hiện trong bức họa? Liệu đằng sau nó ẩn giấu bí mật nào?

TIN LIÊN QUAN
  • Lần đầu tiên trong lịch sử lõi sao Hỏa được 'nhìn thấu': Nhà khoa học phải 'tự sửa sai'!

  • Trung Quốc 'nhất tiễn hạ song điêu' - Thách thức vị thế tối cao của Mỹ: Động thái của ông Putin càng đổ thêm dầu vào lửa!

  • Thiên tai bùng phát cùng lúc tại 3 châu lục: Tin rất xấu cho Trung Quốc; Kỷ lục 'hủy diệt' ở Canada

Con rối, hay chính là bộ xương nhỏ trong tranh, thực ra không có suy nghĩ và ý thức của riêng mình. Điều khiển con rối cũng là một bộ xương, không phải là người còn sống.

Một bộ xương khô lại ăn vận trang trọng với áo lụa mũ kim sa, còn thao túng một bộ xương khác liệu có ẩn ý gì? Bức tranh tuy đã tồn tại hơn 800 năm nhưng điều này vẫn còn là một bí ẩn và gây nhiều tranh cãi.

Văn hóa phương Đông thường hàm chứa ý nghĩa ẩn dụ. Vì thế có người cho rằng bao trùm bức tranh không phải là không khí "kinh dị" mà là không khí "buồn".

Một số người thì suy đoán họa sĩ có thể muốn thể hiện sự biến đổi của sự sống và cái chết, sự luân hồi của nhân- quả... Tóm lại, bức tranh khiến người ta sợ hãi những lại càng khiến người ta tò mò, thu hút.

Sau này, khi phóng lớn bức họa gấp 10 lần và quan sát kỹ lưỡng tỉ mỉ, các chuyên gia đã mới phát hiện ra một chi tiết đáng kinh ngạc. Bộ xương trong bức tranh có tổng cộng 206 chiếc xương.

Sự thực là cơ thể con người có tổng cộng 206 chiếc xương, nhưng vào thời đại bấy giờ, khi trình độ y học còn lạc hậu, hạn chế, con người liệu có thể hiểu rõ về cấu tạo cơ thể người đến như vậy hay không?

Mặc dù bức họa còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn, nhưng một điều không thể phủ nhận là tài năng hội họa trác tuyệt của Lý Tung.

Ông có thể vẽ ra một bộ xương thần thái đến vậy, lại có sự chính xác về cấu tạo cơ thể người, quả là điều khiến mọi người phải kính phục, tán dương. Bức họa này quả thực mang giá trị lịch sử to lớn, xứng đáng để các chuyên gia bỏ nhiều tâm sức nghiên cứu, tìm hiểu.

Nguồn tin: https://soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây