Nga ra đòn đẳng cấp: Tiêm kích Su-75 - “Cái tát trời giáng” vào tham vọng của Bắc Kinh!

Thứ sáu - 23/07/2021 08:06
Theo chuyên gia Wei Dongxu, Su-75 "Checkmate" sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với máy bay chiến đấu tàng hình tầm trung J-31 của Trung Quốc trên thị trường vũ khí quốc tế.

SU-75 NGA: NƯỚC CỜ "CHIẾU TƯỚNG" J-31 TRUNG QUỐC

“Checkmate” (Chiếu Tướng, hay Su-75), dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 hoàn toàn mới của Nga do hãng Sukhoi phát triển vừa “làm mưa làm gió” tại lễ khai mạc Triển lãm Hàng không Quốc tế MAKS-2021 hôm 20/7 vừa qua ở ngoại ô Thủ đô Moscow được đánh giá sẽ tạo ra một trở ngại vô cùng to lớn đối với chiến đấu cơ tàng hình J-31 của Trung Quốc trên thị trường vũ khí quốc tế.

Chiếc tiêm kích mới nhất của Nga trang bị một động cơ có tốc độ tối đa từ Mach 1.8 đến Mach 2, tầm bay 3.000 km và trọng tải 7.400 kg. Theo kế hoạch dự kiến, nguyên mẫu đầu tiên sẽ cất cánh vào năm 2023 và hoạt động chuyển giao hàng có thể thực hiện vào năm 2026.

Nga ra đòn đẳng cấp: Tiêm kích Su-75 - “Cái tát trời giáng” vào tham vọng của Bắc Kinh! - Ảnh 1.

Checkmate - máy bay chiến đấu mới nhất của Nga tại MAKS-2021. Ảnh: Sputnik

Về phía Trung Quốc, chiếc máy bay phản lực hai động cơ thế hệ thứ 5 J-31 của nước này có trọng lượng cất cánh tối đa 28.000 kg và tổng lực đẩy 24 tấn. Năm 2020, tầm bắn tối đa của J-31 được mở rộng lên 1.250km. Máy bay cũng có khả năng hành trình với tốc độ siêu thanh.

Đây là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5, đa chức năng, hai động cơ, được sản xuất bởi Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương (Shenyang Aircraft Corporation), một đối tác của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC).

Theo nhiều nguồn thông tin công khai, J-31 có khả năng yểm trợ cho các hoạt động không chiến tầm gần, ném bom và đánh chặn đường không. Tốc độ trung bình của J-31 là khoảng 2.200 km/h và có thể đạt tầm bay tối đa hơn 2.000 km trong trường hợp được lắp các thùng nhiên liệu ngoài.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Wei Dongxu - chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh trên tờ Global Times hôm thứ Tư thì “Checkmate sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với máy bay chiến đấu tàng hình tầm trung J-31 của Trung Quốc trên thị trường vũ khí quốc tế".

Video lộ diện đầy đủ chiếc máy bay chiến đấu mới nhất của Nga tại MAKS-2021

SỨC HẤP DẪN TUYỆT ĐỐI CỦA SU-75 SO VỚI J-31

Nhật xét trên của Wei Dongxu không phải là không có cơ sở thực tiễn. Những năm gần đây, mặc dù tầm vóc toàn cầu của Trung Quốc ngày càng phát triển, nhiều người đã kỳ vọng hoạt động xuất khẩu vũ khí sẽ tương xứng với vị thế của nước này trên trường quốc tế. Thế nhưng, sau nhiều thập kỷ cố gắng, điều đó đã không xảy ra với Bắc Kinh.

Theo cơ sở dữ liệu buôn bán vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, từ năm 2000 - 2020, Trung Quốc chỉ xuất khẩu được số máy bay quân sự trị giá 7,2 tỷ USD.

Máy bay chiến đấu Trung Quốc không thoát ra được khỏi thị trường cốt lõi tương đối nhỏ bé của họ. Trong những năm 1990, khách hàng lớn nhất của Bắc Kinh là Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Triều Tiên và một số nước châu Phi. Danh sách này vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay.

Năm 2018, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã chỉ ra rằng, kể từ năm 2010, 63,4% doanh số bán vũ khí thông thường của Trung Quốc là sang Pakistan, Bangladesh và Myanmar.

Nga ra đòn đẳng cấp: Tiêm kích Su-75 - “Cái tát trời giáng” vào tham vọng của Bắc Kinh! - Ảnh 3.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hai động cơ Shenyang J-31 của Trung Quốc. Ảnh: Navy Recognition

Các máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc với tính năng tàng hình giúp chúng tránh bị radar phát hiện, chẳng hạn như J-20 và J-31, cũng đã xuất hiện trên thị trường trong những năm gần đây, nhưng không có bất kỳ tin đồn nào về sự quan tâm của quốc tế.

Nhiều chuyên gia tin rằng lý do chính của tình trạng bi đát này có thể xuất phát từ “mối quan hệ không thân ái” của Trung Quốc với các nước lớn.

Trong khi đó, ông Alexander Mikheyev - Giám đốc điều hành Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Nga (Rosoboronexport) từng cho biết hồi đầu tháng 6/2021, ít nhất 5 khách hàng tiềm năng đang bày tỏ sự quan tâm tới tiêm kích tàng hình Su-57 của Moscow.

Mặc dù không tiết lộ thông tin cụ thể nhưng đã xuất hiện một số đồn đoán rằng Algeria, Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Myanmar là những quốc gia nằm trong danh sách này.

  • Phi công Việt Nam bất ngờ xuất hiện trong video giới thiệu máy bay chiến đấu mới nhất của Nga

Giờ đây, khi Sukhoi chính thức tiết lộ Checkmate thì sức hấp dẫn của các máy bay Nga còn lớn hơn nhiều.

Việc tận dụng các công nghệ của Su-57 dường như là một trong những nền tảng để phát triển Checkmate. Đây là yếu tố không chỉ góp phần giảm chi phí phát triển mà khi kết hợp với phương pháp thiết kế mở sẽ cho phép khách hàng tiềm năng được tùy chọn loại cảm biến phù hợp với yêu cầu riêng của họ.

Tại lễ khai mạc MAKS-2021, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã rất hào hứng tuyên bố thị trường chủ chốt của Checkmate sẽ là Ấn Độ, Việt Nam, vào châu Phi, đồng thời đưa ra con số dự báo về nhu cầu cho loại tiêm kích này là 300 chiếc trên phạm vi toàn thế giới.

Giá của Su-75 cũng cực kỳ hấp dẫn. Chiếc máy bay phản lực này có giá ước tính từ 25 - 30 triệu USD/chiếc. Trong khi đó, J-31 của Trung Quốc có giá lên tới 70 triệu USD mỗi chiếc.

Video chính thức giới thiệu máy bay chiến đấu Checkmate của Sukhoi

Nguồn tin: https://soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây