Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Theo các nguồn tin của CNN, danh mục thông tin khổng lồ này bao gồm các bản thiết kế gien được lấy từ những mẫu virus nghiên cứu ở phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - mà một số quan chức Mỹ tin rằng có thể liên quan đến nguồn gốc dịch Covid-19.
Hiện chưa rõ các cơ quan tình báo Mỹ thu được nguồn dữ liệu này bằng cách nào hay từ khi nào, song các thiết bị máy móc liên quan đến việc tạo và xử lý dữ liệu di truyền từ virus thường được kết nối với các máy chủ bên ngoài dựa trên công nghệ đám mây, từ đó để ngỏ khả năng dữ liệu bị tấn công tin tặc - các nguồn tin cho hay.
Dù vậy, việc diễn giải "núi dữ liệu thô" này thành thông tin khả dụng còn nhiều thách thức, và đây mới chỉ là một phần trong công việc mà cộng đồng tình báo Mỹ phải thực hiện trong thời hạn 90 ngày nhằm điều tra nguồn gốc SARS-Cov-2, theo yêu cầu của Tổng thống Joe Biden.
Để thực hiện công việc trên, các cơ quan tình báo đang dựa vào những siêu máy tính đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Năng lượng - gồm 17 cơ sở nghiên cứu cấp cao của chính phủ Mỹ.
Các nhà điều tra Mỹ kỳ vọng thông tin có được sẽ giúp giải đáp câu hỏi về cách thức virus SARS-Cov-2 lây nhiễm từ động vật sang người. Nhiều nguồn tin nói với CNN, phá giải bí mật này là điều then chốt để xác định rằng Covid-19 bắt nguồn từ tự nhiên hay là một sự cố trong phòng thí nghiệm.
Các cơ quan tình báo Mỹ đang ráo riết thúc đẩy cuộc điều tra trong vòng 90 ngày để báo cáo theo yêu cầu của Tổng thống Joe Biden về nguồn gốc Covid-19 (Ảnh: AP)
Giới chức Mỹ từ lâu đã tìm kiếm dữ liệu gien từ 22.000 mẫu virus được nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Những dữ liệu này đã được cho là đã bị gỡ xuống khỏi nền tảng công khai vào tháng 9/2019.
Mỹ chỉ trích rằng Trung Quốc từ chối bàn giao dữ liệu thô liên quan đến những ca mắc Covid-19 đầu tiên cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Mỹ, trong khi Bắc Kinh nhấn mạnh họ đã hợp tác với nỗ lực điều tra truy nguồn virus corona một cách cởi mở và minh bạch.
Điều được các nhà điều tra Mỹ quan tâm hiện nay là liệu WIV hay các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc có sở hữu những mẫu virus hay thông tin khác giúp theo dõi quá trình tiến hóa của virus corona hay không.
Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra của tình báo Mỹ không xác nhận hay bác bỏ rằng có bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến 22.000 mẫu virus kể trên đang nằm trong số dữ liệu mà tình báo Mỹ đang phân tích.
Các nguồn tin nói rằng việc xử lý liên kết gien bị thiếu sẽ không đủ để chứng minh được nguồn gốc virus SARS-Cov-2. Các quan chức vẫn cần xác định thêm những manh mối khác. Tuy nhiên, đây cũng là đầu mối quan trọng mà chính quyền Biden đang ưu tiên.
Nếu không thu được những thông tin mang tính đột phá, các nhà điều tra không hy vọng sẽ phát hiện ra bằng chứng xác thực cho một trong hai giả thuyết về nguồn gốc Covid-19.
Các quan chức Trung Quốc tới dự cuộc họp với đội ngũ của WHO đến nước này để điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Vũ Hán, ngày 29/1/2021 (Ảnh: HECTOR RETAMAL/AFP VIA GETTY IMAGES)
Cuộc điều tra 90 ngày của chính quyền Biden xuất phát từ cơ sở về khoa học, chứ không phải tình báo. Các quan chức tình báo được giao nhiệm vụ giải quyết một số "lỗ hổng kiến thức khoa học" về sự tiến hóa của virus - theo hướng dẫn thu thập điều tra, được phân phối cho hơn một chục cơ quan vào ngày 11/6 bởi Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia.
Nhiều khả năng rằng sau khi kết thúc 90 ngày điều tra, cộng đồng tình báo Mỹ sẽ không đạt được một đánh giá "tin cậy cao" về nguồn gốc đại dịch. Một số quan chức từng hé lộ với CNN rằng có thể một đợt rà soát thứ hai sẽ được ban hành sau khi kết thúc 90 ngày này.
Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng ở Ủy ban Tình báo và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hồi tuần này đã gửi thư thúc giục chính quyền Biden tiếp tục ưu tiên việc điều tra nguồn gốc Covid-19 cho đến khi một "phán xử" được đưa ra nhằm ngăn chặn những đại dịch phát sinh trong tương lai.
WHO đã đề xuất tiến hành điều tra giai đoạn 2 ở Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19 và vấp phải phản ứng từ Bắc Kinh. Trung Quốc cho rằng cuộc điều tra đã bị chính trị hóa. Trước đó, báo cáo điều tra do WHO-Trung Quốc hợp tác, công bố hồi tháng 3, nói rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "hầu như không có khả năng".
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn