Dấu mốc 20 năm con người sống trên vũ trụ

Thứ hai - 02/11/2020 08:21
Xế Cưng - (Chinhphu.vn) - Dự án xây dựng tham vọng nhất trong lịch sử loài người bắt đầu với việc phóng tên lửa Proton của Nga lên vũ trụ vào ngày 20/11/1988. Bên trong tên lửa là khối chức năng hàng hóa không người lái mang tên Zarya (Bình minh), trở thành mảnh ghép đầu tiên của dự án Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...
Ngày hôm nay (2/11), đánh dấu 2 thập kỷ con người bắt đầu sống trên Trạm ISS. Phi hành đoàn đầu tiên gồm Bill Shepherd (người Mỹ), Sergei Krikalev và Yuri Gidzenko (người Nga) xuất phát ngày 31/10/2000. Hai ngày sau, họ đã cùng siết chặt tay nhau và mở cửa Trạm ISS.

Thưở ban đầu, ISS là một nơi chật chội, ẩm thấp và có chỉ có 3 phòng nhỏ. 241 người đã ở đó trong 20 năm qua. Họ là các phi hành gia đến từ 19 quốc gia đến để làm công việc nghiên cứu và số còn lại là khách du lịch trả tiền để được ở đó theo cách của họ.

Phi hành gia Bill Shepherd, một cựu quân nhân của Nhóm Triển khai chiến tranh đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (Navy SEAL), từng là chỉ huy Trạm ISS, ví cuộc sống ở đó như trên một con tàu trên biển. Cả 3 dành phần lớn thời gian để điều khiển cho các thiết bị hoạt động. Điều kiện sống ở trạm còn quá thô sơ so với bây giờ.

Sergei Krikalev thì nhớ lại, việc lắp đặt và sửa chữa thiết bị mất hàng tiếng đồng hồ, trong khi nếu ở trên mặt đất thì chỉ mất vài phút.

“Dường như mỗi ngày đều có một thách thức mới”, Shepherd cho biết.

Shepherd nói với AP: “500 tấn vật liệu đã được phóng lên không gian, hầu hết chúng không liên quan đến nhau cho đến khi lên tới Trạm và bắt đầu hoạt động. Tất cả đều hoạt động trong 20 năm qua mà không gặp vấn đề gì lớn”.

Shepherd năm nay 71 tuổi, đã nghỉ hưu và sống tại Virginia. Krikalev 62 tuổi còn Gidzenko 58 tuổi, đều đã được thăng chức tại cơ quan vũ trụ của Nga. Cả hai đều tham gia vào buổi ra mắt phi hành đoàn thứ 64 vào giữa tháng 10 vừa qua.

Điều đầu tiên mà 3 phi hành gia làm khi đến Trạm ISS vào ngày 2/11/2000 là bật công tắc đèn, điều mà Krikalev miêu tả là “rất đáng nhớ”. Sau đó, họ đun nước và kích hoạt nhà vệ sinh.

“Giờ thì chúng ta ở được rồi”, Gidzenlo nhớ lại câu nói của Shepherd, “chúng ta đã có đèn, nước nóng và nhà vệ sinh”.

Phi hành đoàn gọi ngôi nhà mới của họ là Alpha, nhưng cái tên đó không tồn tại lâu.

Mặc dù là những người tiên phong lên Trạm ISS nhưng trong suốt 5 tháng ở đó, cả ba đều không cần đến cuộc gọi trợ giúp nào. “Cho đến nay, Trạm vẫn hoạt động tương đối tốt”, Shepherd nói.

Hiện nay, các phi hành gia trên Trạm ISS đã có thể liên lạc gần như liên tục với trung tâm điều khiển và thậm chí là có cả điện thoại cá nhân có nối mạng internet. Trong khi đó, phi hành đoàn đầu tiên chỉ có thể liên lạc qua vô tuyến với mặt đất một cách rời rạc và việc mất liên lạc có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Đến nay, Trạm ISS đã trở thành một khu phức hợp hiện đại: Rộng bằng một sân bóng đá với 3 phòng thí nghiệm công nghệ cao.

Tuy nhiên, “đối với tôi, đó là những ngày hạnh phúc nhất trên vũ trụ”, Shepherd nói.

Với mảnh ghép đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào năm 1988, Trạm ISS đã hoạt động được 22 năm trên quỹ đạo. Những ngày này, các phi hành gia dành phần lớn trong khoảng thời gian 6 tháng của mình để giữ cho Trạm hoạt động và thực hiện các thí nghiệm khoa học. Ngược lại, trước đó, Shepherd và các đồng nghiệp hầu như không có thời gian cho các hoạt động thí nghiệm.

Trong vài tuần đầu tiên, họ khá bận rộn, “chỉ có làm việc, làm việc và làm việc”, Gidzenko nói, đến nỗi họ không có thời gian để cạo râu. “Muốn tìm được dao cạo cũng phải mất một lúc”, ông nói.

Hồi đó, thú tiêu khiển yêu thích của phi hành đoàn là nhìn xuống Trái đất. Mất 90 phút để Trạm quay một vòng quay Trái đất, cho phép các phi hành gia thưởng ngoạn 16 lần bình minh và 16 lần hoàng hôn mỗi ngày.

Phi hành đoàn hiện tại đang ở trên Trạm ISS, bao gồm một người Mỹ và 2 người Nga, dự định sẽ kỷ niệm cột mốc quan trọng này bằng cách cùng thưởng thức bữa tối, ngắm nhìn Trái đất và nhớ về tất cả những phi hành gia tiền nhiệm, đặc biệt là những người đầu tiên.

Nhưng đó sẽ không phải là một ngày nghỉ: “Có lẽ chúng tôi sẽ kỷ niệm ngày này bằng cách làm việc chăm chỉ”, Sergei Kud-Sverchkov, thành viên nhóm phi hành gia ở ISS nói.

Theo Shepherd, một trong những thành tựu lớn nhất của 20 năm sống trong vũ trụ là sự đa dạng của các phi hành gia. Trong khi nam giới thường làm trưởng đoàn thì vẫn có nhiều phi hành đoàn có nữ. Hai nữ phi hành gia người Mỹ đã từng là trạm trưởng. Các chỉ huy thường là người Mỹ hoặc người Nga, nhưng cũng có người Bỉ, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản.

Theo Shepherd, kinh nghiệm và hợp tác quốc tế trong 2 thập kỷ qua sẽ giúp ích cho những chuyến đi tới sao Hỏa của con người trong tương lai.

Vũ Phong (theo Phys.org)

 

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây