Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Đại học McGill giải thích trong một thông cáo báo chí rằng: “Hành tinh dung nham có tên là K2-141b, là hành tinh cực đoan nhất được phát hiện ngoài rìa Hệ Mặt trời. Nó xoay quanh ngôi sao chủ của mình gần đến nỗi một số vùng trên hành tinh đó là những hố dung nham nóng chảy”.
Hành tinh K2-141b có tốc độ gió siêu âm là hơn 4,8 triệu km/h. Trong khi đó, sao Hải Vương có tốc độ gió cao nhất Hệ Mặt trời cũng chỉ đạt mức 1,8 triệu km/h, theo NASA.
Nhiệt độ ở bề mặt tối của hành tinh này có thể xuống tới mức -149 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận được ở Trái đất chúng ta là -53 độ C thuộc Nam Cực, theo Liên minh Địa vật lý Mỹ.
Ngoài thời tiết khắc nghiệt thì bề mặt, bầu không khí và các đại dương ở hành tinh này đều được tạo ra từ đá.
Tương tự như ở Trái đất, nước bốc hơi vào khí quyển và trở lại dưới dạng mưa thì ở hành tinh này, hơi đá sẽ bốc lên và trở lại dưới dạng mưa đá.
“Tất cả các hành tinh đá, bao gồm Trái đất, khởi đầu là những hành tinh bị nóng chảy nhưng nhanh chóng nguội đi và đông đặc lại. Các hành tinh dung nham cho chúng ta cái nhìn hiếm hoi về giai đoạn tiến hóa của chúng”, giáo sư Nicholas Cowan từ Đại học McGill cho biết.
“Nghiên cứu này là phát hiện đầu tiên dự đoán về điều kiện thời tiết trên một ngoại hành tinh cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng bằng kính thiên văn thế hệ tiếp theo như Kính viễn vọng không gian James Webb”, tác giả chính của nghiên cứu Nguyễn Giang, nghiên cứu sinh tại Đại học New York khẳng định.
Vũ Phong (theo Fox News)
Nguồn tin: http://baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn