Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Có nhiều loại nguyên liệu được thiên nhiên ban tặng mà ở vùng này được xem là đặc sản, nhưng sang đến chỗ khác lại trở thành thứ "rau cỏ" không ai ăn. Trường hợp trong video dưới đây chính là một ví dụ điển hình nhất.
Cụ thể, Kim Ngân - chủ nhân đoạn clip, hiện đang sinh sống ở Bình Dương tiết lộ vì mùa dịch khó khăn nên cô phải đi bứt lục bình trên sông để ăn. Trong video, cô cũng hướng dẫn tận tình cách sơ chế những cọng lục bình vừa hái được trên sông để có thể chế biến thành món ăn.
Cô gái chia sẻ cách sơ chế và ăn lục bình - thứ "lộc trời cho" trên sông nước (Nguồn: @mam_ngan_u)
Theo đó, Kim Ngân chia sẻ phần ăn được của loài thực vật này gọi là ngó (đọt non) của cây lục bình. Đối với phần non thì chỉ cần cắt làm tư để chế biến, còn phần nào già thì phải bào lớp vỏ bên ngoài đi.
Dù trông khá giống với ngó sen nhưng theo cô, ngó lục bình dùng nấu canh chua sẽ ngon hơn nhiều, hơn nữa cũng chẳng phải tốn tiền mua. "Không có mùi gì lạ đâu, không có gì đâu mà sợ. Ăn thử đi, rất ngon. Đây là món quà tự nhiên của ông trời ban cho đó!" - cô nói.
Hiếm người biết phần ngó (đọt non) của cây lục bình hoàn toàn có thể ăn được
Dưới phần bình luận, cư dân mạng tỏ ra xôn xao vì không nghĩ lục bình có thể ăn được:
- "Ôi, quê mình chỉ cho heo ăn chứ không nghĩ mình cũng ăn được. Hôm nay mới biết á…"
- "Ngó lục bình đem đi xào, làm gỏi, luộc chấm cá kho đều rất ngon. Hơn nữa còn là vị thuốc quý!"
- "Mình ở ngoài Bắc không biết món này luôn. Mong 1 lần được ăn thử!"
- "Người ta ăn được, các bạn không ăn thì thôi chứ sao lại so sánh kỳ cục như vậy. Nói chuyện có miếng duyên nào chết liền?"
Kim Ngân và chồng mình đi hái lục bình trên sông và tận dụng phần đọt non để làm thực phẩm
Cho những ai chưa biết, lục bình còn được gọi là lộc bình, bèo tây hay bèo Nhật Bản, là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống trôi nổi theo dòng nước, đặc biệt là trên các sông rạch. Loài cây này xuất xứ từ châu Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905, do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo tây.
Cây lục mình mọc cao khoảng 30cm với hoa màu tím đẹp mắt. Vì sinh sản rất nhanh nên chúng dễ làm nghẽn hệ thống ao hồ, kênh rạch. Ở một số nơi, người ta hái lục bình làm thức ăn cho gia súc, dùng ủ nấm rơm hoặc phơi khô làm thành chiếu, hàng thủ công, bàn ghế...
Tuy vậy ở nhiều tỉnh thành (đặc biệt tại miền Nam), phần ngó lục bình còn được xem là đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Nó có thể mang đi nấu canh chua, nấu lẩu, làm gỏi hoặc xào thịt. Hoa của cây lục bình cũng có thể luộc chấm với cá kho hoặc xào cùng lòng heo rất ngon.
Từ ngó lục bình, Kim Ngân chế biến thành nhiều món ăn như luộc, nấu canh chua, xào thịt...
Ngó và hoa lục bình là thứ nguyên liệu dân dã thường xuất hiện trong những bữa ăn ở miền Nam
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn