Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Chuyên gia - bác sĩ Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) cho biết:
Một báo cáo gần đây của tổ chức YMCA, Mỹ nghiên cứu trên 10,000 gia đình cho thấy 75% những thứ cần cho sự thành công và hạnh phúc của 1 đứa trẻ được hình thành từ chính gia đình của chúng. Thật vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và hạnh phúc của một người. Vậy những bài học nào trẻ nên được dạy ngay từ trong gia đình mình và sẽ càng tốt hơn nếu trẻ được dạy từ nhỏ?
Đồ chơi, sách, thú nhồi bông… là hầu như đứa trẻ nào trong gia đình ngày nay cũng có.
Trẻ chưa thể hiểu rằng con cần biết ơn khi có những thứ này, con cũng không biết có nhiều bạn khác có thể đang phải sống chật vật hơn. Để dạy về bài học biết ơn, trẻ cần được dạy về cuộc sống ''vừa đủ'', hơn là luôn được dư thừa. Khi trẻ có cuộc sống chỉ vừa đủ, con sẽ nhận ra giá trị của từng thứ con có và khi nhìn những người khác, trẻ sẽ cảm thấy biết ơn khi mình có nó.
Không có trẻ nào sinh ra là biết nói dối. Thực ra, chúng học để nói đúng những gì chúng nhìn thấy. Nói dối là 1 hành vi học được từ môi trường bên ngoài. Có 2 loại môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi nói dối của trẻ: môi trường ảnh hưởng lâu dài (từ cha mẹ chúng) và môi trường ngắn hạn (từ bạn bè, thần tượng, anh chị,...). Với môi trường ngắn hạn, trẻ học cách biểu hiện cho phù hợp với môi trường đó, nhưng rồi sẽ tự bỏ khi trẻ qua môi trường khác. Tuy nhiên, với môi trường lâu dài từ cha mẹ, lời nói dối tưởng chừng vô hại như thất hứa hay nói cho vui lại có ảnh hưởng lâu dài đến các con.
Cha mẹ nên đồng hành cùng con trong các hoạt động.
Thay vì phán xét ai đó thì trẻ nên được dạy tập trung phát triển bản thân. Do đó, khi trẻ lỡ nói các lời phán xét kiểu như ''chú này mập quá'', ''cô ấy xấu quá mẹ''... thực ra trẻ không hiểu điều đó là chưa đúng, lúc này bạn chỉ đơn giản nói ''mẹ không biết, và mẹ cũng không nhận xét ai con ạ''. Khi trò chuyện với trẻ, bạn cũng không nên so sánh trẻ với ai, mà chỉ nên tập trung vào điều bạn muốn trẻ tốt hơn.
Thực ra thất bại và chiến thắng là 2 mặt của 1 đồng xu, không thể tách rời. Trẻ con thường không biết cảm giác của thất bại, mà chỉ biết cảm giác vui vẻ của sự chiến thắng. Điều này dễ làm trẻ hiểu rằng thất bại là thứ gì đó kinh khủng. Thực tế, thất bại là 1 phần của bất kì hoạt động nào, nó hoàn toàn có thể xảy ra cho dù bạn đã lên kế hoạch tốt nhất.
Làm sao để trẻ có thể đối mặt được với nó khi mà trước đây bạn không chuẩn bị cho trẻ hiểu về cảm giác này. Đứa trẻ giỏi là đứa trẻ hiểu được chiến thắng cũng như biết cách đối mặt với thất bại. Do đó, khi chơi cùng trẻ, đừng tạo các chiến thắng giả tạo, hoặc làm dễ chỉ để trẻ chiến thắng hoặc để trẻ vui. Nó không tạo ra 1 đứa trẻ giỏi, mà chỉ tạo ra 1 lớp trẻ hiếu thắng nhưng sợ thất bại.
Dạy trẻ chấp nhận thất bại cũng như biết thừa nhận sự yếu kém hay lỗi lầm của bản thân là cách giáo dục đúng đắn về công bằng.
Được bố mẹ dạy từ bé những điều trên sẽ giúp trẻ có sự tự tin, trưởng thành hơn.
Lời nói gay gắt với trẻ là ví dụ để trẻ học về sự yếu kém trong khả năng lắng nghe của người lớn chúng ta. Khi lớn trẻ sẽ dùng cách này để giao tiếp lại với người khác. Nhưng, ngược lại ngay từ nhỏ, bạn luôn tôn trọng và lắng nghe trẻ trước khi nói hay đưa ra quyết định thì trẻ sẽ học để biết lắng nghe bạn và người khác khi lớn hơn.
Khi trẻ giao tiếp với cha mẹ, anh chị em hay bạn bè, trẻ giành nói hay quát họ thì bạn nên nói với trẻ ''Bin, mẹ muốn nghe chị Na nói, con im lặng được không?''. Tưởng chừng như những can thiệp dạng vậy không quan trọng, trẻ con mà sao chẳng được nhưng thực ra nó có giá trị để trẻ hiểu rằng ai cũng có quyền nói và được lắng nghe bởi tất cả mọi người. Rất khó để dạy trẻ điều này khi trẻ lớn, đặc biệt khi trẻ tự cho là ''mọi người phải nghe mình'', nhưng trong cuộc sống ai nói đúng thì người ta mới nghe. Và người luôn nói mà không biết lắng nghe thì điều họ nói chưa chắc đúng.
Ít ai nói đây là bài học nên dạy trẻ từ sớm, nhưng nó lại là bài học quan trọng. Khi trẻ chẳng may bị bệnh, là cha mẹ, chúng ta cuống cuồng chăm sóc trẻ từ mua thuốc, nấu cháo, dụ trẻ ăn, uống sữa... nhưng thực ra có 1 cách nên dạy trẻ là giúp trẻ nhận ra là ''cần tự chăm sóc bản thân'' hơn là chỉ có 1 chiều từ người chăm sóc (ví dụ, ở đây là cha mẹ).
Một đứa trẻ lớn lên trong đùm bọc giống như nuôi những con cừu được vây quanh bởi 1 hàng rào, chúng rất thiếu các kỹ năng cần để tự chăm sóc bản thân vì chúng nghĩ rằng hàng rào có thể ngăn chúng khỏi mọi nguy hiểm. Những con cừu ỷ lại vào chiếc hàng rào, mà mất đi cảnh giác về các tiếng động nhỏ như tiếng bước chân của con sói. Nhưng, 1 ngày nào đó, hàng rào bị hỏng hay chẳng còn, thì chúng không thể nhận ra con sói đã đến bên cạnh.
Trẻ nên tự biết cách chăm sóc bản thân mình từ khi còn nhỏ.
Không ai biết trước 1 điều gì sẽ đến với trẻ và cha mẹ cũng không thể mãi là hàng rào vững chắc, chỉ có 1 điều quan trọng là trẻ phải luôn mạnh mẽ và có đủ kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Khi nhỏ, trẻ bị bệnh không có nghĩa là cứ nằm đó xem TV, Ipad để được chăm sóc mà thay vào đó cho trẻ có cơ hội vận động, vui chơi, tham gia tự chăm sóc bản thân mình như tự lấy nước uống, lấy cam mẹ gọt sẵn để ăn, tự báo cáo với mẹ khi thấy đỡ mệt,...
Trẻ cần được cho thấy bản thân mình cũng có vai trò, hơn là chỉ ngồi im để đón nhận sự chăm sóc từ người khác. Nếu được dạy từ nhỏ thì khi trưởng thành, trẻ sẽ cảm ơn bạn vì những bài học này đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống cũng như tương lai của con.
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!