Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Khoảng 18h ngày 20/7, nước mưa đã tích tụ tại ga Wulongkou của tàu điện ngầm Trịnh Châu và khu vực xung quanh, làm vỡ tường chắn của lối ra vào và tràn vào hầm dưới lòng đất khiến chuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu số 5 phải dừng lại, hành khách bị mắc kẹt bên trong các toa tàu. Bên trong tàu, lũ đã ngập đầy, bên ngoài cửa sổ, dòng nước cuồn cuộn.
Tối 20/7, nhiều video về sự cố tích nước trên tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu khiến người dân Trung Quốc vô cùng lo lắng.
Vào lúc 3:50 sáng ngày 21/7, thành phố Trịnh Châu thông báo rằng hơn 500 người đã được sơ tán khỏi tuyến tàu điện ngầm số 5 bị bao vây bởi nước đọng, nhưng tai nạn đã khiến 12 người thiệt mạng và 5 người bị thương.
Sau sự cố này, một loạt câu hỏi đã được đặt ra: Tại sao nước lại có thể lọt vào bên trong khu vực tàu điện ngầm? Liệu có sai sót nào xảy ra trong thiết kế thi công hay không?
Các phóng viên đã tiến hành phỏng vấn rất nhiều nhân vật quan trọng, bao gồm các quan chức địa phương và các chuyên gia trong lĩnh vực để có lời giải đáp thỏa đáng.
Về nguyên nhân gây ra tình trạng tích nước, trang Weibo chính thức của nhà chức trách địa phương "Thông tin Trịnh Châu " đã đưa ra kết luận: Lượng mưa lớn đã gây ra tình trạng ứ đọng nước nghiêm trọng tại trạm Wulongkou của tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu và khu vực lân cận.
Vào khoảng 18h ngày 20/7, nước lớn đã phá vỡ bức tường chắn của lối ra vào và đi thẳng vào khu vực đường ray, khiến các chuyến tàu của tuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu số 5 phải dừng lại tại các ga Haitansi và ga Shakou.
Ga Wulongkou, cách vị trí dừng của con tàu 2,8 km là nơi đặt bức tường chắn lũ
Ga Wulongkou là một điểm trung chuyển trên Tuyến số 5. Đây là một khu vực nằm trên mặt đất. Nhìn trên bản đồ cho thấy khoảng cách từ đây đến ga Shakou là 2,8 km.
Nơi được gọi là lối ra vào trên tuyến đường là nơi mà tàu điện ngầm bắt buộc phải đi qua từ bãi đậu xe đến đường ray ngầm và ngược lại. Một bức tường chắn sẽ được lắp đặt giữa bãi đậu xe trên mặt đất và đường ray ngầm để ngăn nước mưa xâm nhập xuống khu vực đường ray.
Vì tuyến tàu điện ngầm này đi qua ga Bắc Trịnh Châu, mà địa hình từ ga Haitangsi đến ga Shakou rất thấp. Cho nên, sau cơn mưa lớn ập xuống, nước nhanh chóng tụ lại và lao xuống từ hướng tây bắc xuống đông nam theo hướng địa hình, sau khi xuyên thủng bức tường chắn, nước đi thẳng xuống đường hầm tàu điện ngầm thấp phía dưới.
Vậy thì sai sót nào đã xảy ra với bức tường chắn?
Chuyên gia cho rằng, không có sai sót trong chất lượng của bức tường chắn này, song một vấn đề vô cùng nghiêm trọng trong khâu giám sát đã được chỉ ra.
Theo "Quy định thiết kế tàu điện ngầm", "Quy định về quản lý hoạt động vận tải đường sắt đô thị" và "Quy định về vận tải đường sắt thành phố Trịnh Châu", các tiêu chuẩn và quy định của chính phủ khác, tuy nhiên không có quy định rõ ràng về việc có nên bố trí thiết bị giám sát hoặc nhân viên đặc biệt tại khu vực tường chắn hay không.
Kkhông có quy định rõ ràng về việc có nên bố trí thiết bị giám sát hoặc nhân viên đặc biệt tại khu vực tường chắn nên nơi đây trở thành một "điểm mù"
Một nhân viên đã chia sẻ với phóng viên của tờ Tin tức Bắc Kinh rằng theo quy định, một khi nước tích tụ trong khu vực tàu điện ngầm, nhân viên nhà ga sẽ ngay lập tức báo cáo với cấp trên. Khi nước đọng tới một tiêu chuẩn nhất định, đoàn tàu sẽ được thông báo tạm dừng.
Tuy nhiên, "bức tường chắn thường nằm ở nơi khuất tầm nhìn của người trực và giám sát", hơn nữa, khu vực bức tường chắn thường không bố trí người trực và camera giám sát. Các nhân viên trực trong ga trên mặt đất là nhân viên bảo trì phương tiện, và họ thường thiếu khả năng phán đoán chuyên môn trong trường hợp khẩn cấp.
Do đó, một khi lượng nước lớn tích tụ ở tường chắn của lối ra vào trong thời gian ngắn thì rất khó phát hiện kịp thời.
Câu chuyện về chuyến tàu Trịnh Châu chính là một bài học sâu sắc về khả năng giám sát và cảnh báo kịp thời những hiểm họa từ thiên tai.
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn