Bài 1: Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán: Khó khăn từ nhiều phía

Thứ bảy - 07/11/2020 23:49
Xế Cưng - (Chinhphu.vn) - Qua gần 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội và cộng đồng cùng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công tác phòng, chống mua bán người nói chung và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc hồi hương là một quá trình khó khăn đối với nạn nhân bị mua bán, họ gặp phải các vấn đề về tâm lý, gia đình, sức khỏe, pháp lý và tài chính. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...

Do cuộc sống còn nhiều khó khăn, hiểu biết còn hạn chế, nhiều phụ nữ đã vô tình bị biến thành món hàng của những kẻ buôn người. Nếu may mắn được giải cứu, họ có thể trở về với gia đình, nhưng câu chuyện hồi hương cũng không hề đơn giản.

Những con số nhức nhối

Theo báo cáo của Bộ Công an, từ năm 2016 đến hết năm 2019, Việt Nam ghi nhận được khoảng 1.162 vụ mua bán người với 1.546 nghi phạm và 2.814 nạn nhân. So với các thời kỳ trước đây, số vụ, nghi phạm và nạn nhân đều giảm, tuy nhiên tình hình phạm tội vẫn diễn biến phức tạp với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và manh động hơn trước.

Các đối tượng hình thành nhiều đường dây, băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với tính chất thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, để lừa bán ép hoạt động mại dâm, bán làm vợ bất hợp pháp…

Tình trạng mua bán trẻ em, nhất là học sinh các trường dân tộc nội trú diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường thông qua các trang mạng xã hội tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, mua tặng quà, làm thuê thu nhập cao, lừa nhiều em gái ở các tỉnh đưa về thành phố bán cho nhà hàng, quán karaoke hoặc massage ở các khu du lịch, khu công nghiệp hoặc ven tuyến quốc lộ để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động, cho vay nặng lãi…

Bên cạnh đó, thông qua mạng xã hội, các đối tượng giả danh là cán bộ công an, bộ đội biên phòng gọi điện tán tỉnh, làm quen nạn nhân (chủ yếu là phụ nữ người dân tộc Mông, trong đó độ tuổi từ 16 đến 23), giả vờ yêu đương, hứa hẹn tổ chức đám cưới; hẹn hò, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe doạ nạn nhân, sau đó, bán họ ra nước ngoài.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh, thành phố, từ 6/2013 đến 6/2019, cả nước đã tiếp nhận, hỗ trợ 2.961 nạn nhân bị mua bán trở về (bình quân khoảng 500 người/năm), trong đó, có 2.891 phụ nữ, 528 người dưới 18 tuổi. Từ tình hình thực tế và nhu cầu của nạn nhân, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã thực hiện hỗ trợ thiết yếu ban đầu cho 2.216 người; hỗ trợ y tế cho 1.347 người; tư vấn tâm lý cho 2.105 người; hỗ trợ pháp lý cho 1.003 người; hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho 103 người; trợ cấp khó khăn ban đầu cho 817 người và 72 người được vay vốn sản xuất.

Hiện, trong cả nước có 425 cơ sở trợ giúp xã hội (195 cơ sở công lập, 230 cơ sở ngoài công lập). Căn cứ khả năng và điều kiện cụ thể, các địa phương giao nhiệm vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về cho Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc Trung tâm Công tác xã hội hoặc cả hai trung tâm này. Một số tỉnh do điều kiện khó khăn thì giao nhiệm vụ này cho Cơ sở điều dưỡng người có công hoặc Cơ sở cai nghiện ma túy. Trên thực tế, có 51 Trung tâm Bảo trợ xã hội và 43 Trung tâm công tác xã hội đã sắp xếp, bố trí từ 01 đến 02 phòng dành riêng cho nạn nhân bị mua bán.

Công tác hỗ trợ: Khó khăn từ chính nạn nhân

Nạn nhân của mua bán người là một trong những đối tượng yếu thế, có tính đặc thù do phải chịu những tổn thất về cả thể chất lẫn tinh thần sau một thời gian bị bóc lột, giam giữ, lạm dụng, tra tấn đánh đập; có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm; không có việc làm, thiếu định hướng trong cuộc sống... Vì vậy, họ rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng một cách toàn diện, kịp thời để sớm trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, việc hỗ trợ nạn nhân còn gặp nhiều khó khăn, bất cập từ nhiều phía, trong đó có một phần từ chính nạn nhân và gia đình họ.

Ông Nguyễn Tường Long, Trưởng Ban quản lý dự án tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tỉnh Lào Cai cho biết, từ năm 2011 đến tháng 6/2020,  Lào Cai đã tiếp nhận 825 nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó số nạn nhân trong tỉnh là 345 người (41%). Phần lớn các đối tượng bị lừa bán do thiếu sự quan tâm của gia đình. Trình độ văn hoá thấp: mù chữ 21%, trung học cơ sở 78%, trung học phổ thông và chuyên nghiệp 1%.

Ông Nguyễn Tường Long cho biết, hầu hết các nạn nhân trở về gặp nhiều khó khăn như: Gia đình khó khăn kinh tế, sự kỳ thị của cộng đồng, rối loạn tinh thần, sang chấn tâm lý nặng nề, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số trẻ em trở về cùng mẹ không có giấy khai sinh, một số mang thai. Một số nạn nhân trở về không còn hộ khẩu, đang học phổ thông dở dang, có nạn nhân bị thương. Không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp (78,5% làm nông nghiệp); thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức đi làm ăn xa an toàn.

“Trong quá trình hỗ trợ cũng gặp khó khăn rất lớn như: Gia đình các em hầu hết đều là người dân tộc thiểu số, tư tưởng con gái phải lấy chồng sớm, không muốn con mình đi học tiếp mà muốn đón về cho lấy chồng sớm, hoặc các em tâm lý dễ thay đổi, lúc thích học nghề này, lúc lại thích nghề khác nên rất khó nắm bắt nhu cầu…”, ông Long thông tin.

Nhà bình yên (NBY) của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển quản lý cũng là nơi giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về với 373 nạn nhân được tiếp nhận (tính đến 30/9/2020).

Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Giám đốc trung tâm Phụ nữ và phát triển cho biết, việc giải cứu nạn nhân đã khó khăn thì công cuộc hỗ trợ khi nạn nhân trở về còn khó hơn thế. Đa số các nạn nhân trở về không muốn công khai hoàn cảnh và quá khứ của mình, vì vậy đã không được tiếp cận các chính sách hỗ trợ (chỉ dành cho hộ nghèo), chưa kể để thực hiện được các chính sách này trong thực tế còn rất hạn chế, thiếu đồng bộ (đi học nghề mang hóa đơn/ biên nhận về thanh toán).

Hiện vẫn chưa có chính sách về nơi ở, việc làm, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe ngay tại cộng đồng cho nhóm đối tượng này, đặc biệt là nhóm đối tượng tự trở về. Thiếu quá trình đánh giá mức độ an toàn tại cộng đồng, gia đình (sự kỳ thị, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương) khiến nhiều phụ nữ, trẻ em phải bỏ đi nơi khác sinh sống, có nguy cơ bị tái mua bán.

Bà Hiền cho biết, NBY hiện gặp nhiều  khó khăn khi theo dõi quá trình hồi gia của 370 phụ nữ, trẻ em do nhận thức của cộng đồng, thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ và thiếu nguồn lực cần thiết đảm bảo cho việc hồi gia bền vững.

Hoạt động dạy nghề, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho nạn nhân gặp khó khăn do trình độ văn hóa của nạn nhân thấp, nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu học nghề. Nhiều nạn nhân bị mua bán trở về còn trong độ tuổi vị thành niên, khó tiếp cận được chương trình hỗ trợ học nghề và vốn sản xuất do Nghị định quy định nạn nhân thuộc hộ nghèo mới được miễn học phí và hỗ trợ chi phí theo quy định của pháp luật. Nhiều người đã không làm đơn xin xác nhận hộ nghèo bởi lo sợ sự kỳ thị của cộng đồng nên không có cơ hội tiếp cận dịch vụ này.

Nhật Thy

>> Bài hai: Còn nhiều vướng mắc trong chính sách hỗ trợ

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây