Bài 7: Bão dịch sẽ qua đi, tình người còn ở lại!

Thứ ba - 06/07/2021 21:35
(Chinhphu.vn) – Có những nơi hôm trước là hậu phương, hôm sau đã là tiền tuyến bởi dịch bệnh đến bất ngờ, bởi virus là “kẻ thù vô hình”, vì vậy “chìa khóa” sinh tồn chính là sự đoàn kết, sẻ chia, hỗ trợ lẫn nhau trong khó khăn, cùng nhau tuân thủ mọi biện pháp phòng, chống dịch bệnh. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...

Đối phó với dịch bệnh bằng “cách đánh Việt Nam”

Dịch bệnh đã làm thay đổi mọi thứ, từ thói quen sống, phong cách sống, lịch sinh hoạt, làm việc hằng ngày. Vì thế mà cuộc hẹn của tôi và TSKH Đoàn Hương cũng diễn ra theo cách của thời đại 4.0, qua điện thoại và qua ứng dụng Zalo thay vì trò chuyện bên tách cà phê nơi phố nhỏ, ngõ nhỏ nào đó.

TSKH Đoàn Hương chia sẻ, đại dịch đến là điều không ai mong muốn, từ khi dịch bệnh, mọi sinh hoạt của bà thường xoay quanh chữ “online”, từ làm việc đến sinh hoạt, mua sắm hàng hóa hằng ngày cũng đặt qua mạng. Nhưng điều bà cảm thấy ấn tượng nhất là trong những lúc đất nước phải đối mặt với khó khăn của diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp thì đâu đâu cũng xuất hiện những hành động đẹp của mỗi công dân, tổ chức và của cộng đồng xã hội dành cho những lực lượng tuyến đầu chống dịch và cho chính những người dân của mình ở trong khu phong tỏa, khu cách ly.

Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch COVID-19, đợt dịch sau lại càng phức tạp hơn so đợt dịch trước. Mới đây, trước khi đợt dịch thứ 4 xuất hiện, trong một buổi đến nói chuyện với các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, TSKH Đoàn Hương nói rằng, khi đợt dịch thứ 2 bùng phát ở Bệnh viện Bạch Mai, mọi người dân đều cảm thấy lo lắng, hoang mang bởi những thành trì chống dịch cũng đều bị virus xâm nhập. Từ Bạch Mai rồi đến các bệnh viện trong Đà Nẵng ở đợt dịch thứ 3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở đợt dịch thứ 4… Nhưng không để người dân phải lo lắng, Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt, kịp thời, thích ứng với từng thời kỳ mà theo TSKH  Đoàn Hương nhận xét, đó là sự tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong từng “cách đánh dịch bệnh”, “cách đánh Việt Nam”.

TSKH Đoàn Hương cho rằng, với những nước còn nghèo, điều kiện về kinh tế, về khám chữa bệnh chưa thể bằng được các nước trên thế giới như Việt Nam thì chúng ta giữ được những thành quả chống dịch vừa qua là cả sự kỳ diệu. Những con số về người nhiễm bệnh, về người tử vong và cả người đã được chữa khỏi đã nói lên điều đó. Theo TSKH Đoàn Hương, để có được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của Chính phủ rất lớn, thiết thực, mang tính nhân văn cao. Đơn cử là Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; giảm 30 loại phí từ ngày 1/7, hỗ trợ khó khăn bởi dịch COVID-19; thêm đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù chống dịch; thêm đối tượng được hỗ trợ chi phí cách ly, xét nghiệm COVID-19; hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ em phải cách ly tập trung…

“Bản thân người dân thấy rõ ràng nhất là tiền điện, tiền nước… được hỗ trợ, tuy không nhiều nhưng trong những lúc khó khăn, đó là những khoản hỗ trợ rất hữu ích và thiết thực”, TSKH Đoàn Hương nói.

Trong đại dịch, càng đẹp thêm những truyền thống văn hóa

TSKH Đoàn Hương cho rằng, đại dịch đến bất ngờ và để lại những hậu quả thật khủng khiếp, mới đầu chỉ như đốm lửa nhỏ rồi âm thầm lan rộng. Nếu không có những chiến lược chống dịch kịp thời cụ thể, không có sự đồng lòng, đoàn kết và thống nhất trong công tác chống dịch trong từng giai đoạn, không được sự ủng hộ của nhân dân và cộng đồng xã hội thì khó có thể thành công. Việc xây dựng Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 theo TSKH Đoàn Hương là sáng kiến tuyệt vời bởi mọi đóng góp dù là nhỏ nhất cũng đáng quý, trước hết là để cứu chữa cho chính mình, sau là để cứu chữa cho toàn xã hội.

“Việc thành lập Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 làm tôi nhớ đến sự kiện, sau Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới, nhà nước non trẻ phải đối diện với thù trong giặc ngoài, với giặc đói, giặc dốt, ngân khố trống rỗng. Tất cả đều đe dọa đến sự tồn vong của đất nước, hơn lúc nào hết cần sự chung tay của cả dân tộc. Nhiều phong trào, nhiều chương trình, nhiều chính sách và biện pháp được đưa ra, trong đó có sự đồng tâm của cả dân tộc - chính là sức mạnh của lòng dân, những khó khăn đã được từng bước giải quyết. Việc tổ chức “hũ gạo cứu đói” theo lời phát động và kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn. Cũng như vậy, từ khi Thủ tướng Chính phủ kêu gọi thành lập và ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”, TSKH Đoàn Hương chia sẻ.

Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 được thành lập đã đem đến niềm tin, hy vọng với người dân, bởi đây là chủ trương đúng đắn. Có vaccine tiêm phòng thì người dân mới có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những con số của Quỹ Vaccine liên tục được cập nhật. Không chỉ doanh nghiệp, địa phương mà rất nhiều cá nhân trên mọi miền của Tổ quốc đã nhiệt tình hưởng ứng, đóng góp. Hàng trăm doanh nghiệp mặc dù phải đối mặt với khó khăn do tác động của dịch bệnh nhưng rất tích cực đóng góp cho Quỹ, chung tay cùng với Chính phủ lo cho người dân. Đó chính là tinh thần tương thân tương ái, là tinh thần nhân văn cao cả xuất phát từ truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam.

Hiện nay, chúng ta đang chống lại làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 ở Việt Nam lâu hơn, dài hơn, có thể hôm nay địa phương này là hậu phương hỗ trợ cho địa phương khác chống dịch nhưng ngày mai cũng có thể trở thành tiền tuyến trực tiếp phải đối phó với dịch bệnh. Vì vậy, theo TSKH Đoàn Hương, cần sự vào cuộc của tất cả người dân. Tuy nhiên, trong khó khăn của dịch bệnh, chúng ta vẫn nhìn thấy những điểm tích cực. Đó là sự thay đổi về thói quen sống, phong cách sống, tác động lớn đến tư duy và nhận thức của mỗi người. Những lễ hội kéo dài từ tháng này qua tháng khác; lễ cưới hỏi, tiệc liên hoan, sinh nhật rình rang tốn kém; những cuộc nhậu, “trà dư tửu hậu” ngoài giờ hành chính… không còn nữa. Thay vào đó là lối sống đơn giản hơn, tiết kiệm hơn, văn hóa hơn, được tổ chức trong phạm vi hẹp, vừa ấm cúng vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh.

“Tôi hy vọng, những nét đẹp văn hóa đó sẽ được lưu giữ ngay cả khi dịch bệnh đã đi qua, để tình người, sự sẻ chia còn mãi”, TSKH Đoàn Hương nói.

Cuộc chiến chống COVID-19 có thể còn kéo dài, mỗi bước đi của Việt Nam đều thận trọng nhưng kịp thời và quyết liệt. Trong lúc đất nước gặp khó khăn thì những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tinh thần ấy cần được lan tỏa và hưởng ứng nhiều hơn, cùng chung một niềm tin vượt qua và chiến thắng dịch bệnh.

Kiều Liên

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây