Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Theo Công điện, đối với trên biển, thực hiện kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động, giữ thông tin liên lạc thưởng xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Hiện nay, còn một số tàu cá đang nằm trong vùng nguy hiểm, yêu cầu chính quyền địa phương thông báo cho chủ tàu và thuyền trưởng nhanh chóng thoát ra ngoài. Hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền tránh va đập làm chìm, hư hỏng, cháy nổ tại các khu neo đậu, tránh trú. Tổ chức, hướng dẫn di chuyển, chằng buộc, gia cố các lồng bè nuôi trồng thủy sản để bảo đảm an toàn cho người. Tuyệt đối không để người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè khi bão vào.
Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh ban hành lệnh cấm biển bắt đầu từ 12h ngày 9/11 cho đến khi có tin cuối cùng về cơn bão số 12.
Đối với khu vực đất liền, theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, đặc biệt mưa và gây lũ lớn, thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng, tránh. Hướng dẫn chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, kho tàng và các công trình công cộng, đặc biệt đối với công trình cột, tháp cao, biển quảng cáo, nhà cao tầng đang thi công phòng khi gió giật mạnh.
Triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, ngập lụt, chia cắt và các khu vực người dân sống ven các chân núi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất (đặc biệt, khu vực chân núi Bà Hóa, chân núi Vũng Chùa, thành phố Quy Nhơn); phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, công trình hồ đập và khu vực hạ du, nhất là 15 hồ xung yếu, các công trình đang thi công, xây dựng.
Hiệu trưởng các trường học tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; đặc biệt khi xuất hiện lũ lớn, chủ động cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh.
Trước đó, từ ngày 5-7/11, do ảnh hưởng từ cơn bão số 10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Định cho biết các huyện miền núi tỉnh này như Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân đã xảy ra lũ, sạt lở núi nhiều nơi do bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn.
Tại huyện miền núi Vĩnh Thanh, tuyến đường từ xã Vĩnh Kim lên xã Vĩnh Sơn bị sạt lở chia cắt nhiều đoạn. Nhà quản lý trên tuyến đập hồ chứa thủy điện Vĩnh Sơn 5 bị nước cuốn trôi và sạt núi lấp kênh dẫn nước. UBND xã Vĩnh Kim phải di dời khoảng 12 hộ dân dưới chân núi có nguy cơ sạt lở đến trụ sở ủy ban xã.
UBND huyện Vĩnh Thạnh đã lập đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Vĩnh Thạnh.
Tại huyện miền núi An Lão cũng xuất hiện lũ khiến 42 nhà ngập nước, đất ta luy sạt xuống đường giao thông ở xã An Hưng khoảng 30 m, 1 cống qua đường bị hỏng tại xã An Hòa. Tuyến đường từ An Lão đi xã An Vinh cũng bị sạt lở, việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định cũng đã có văn bản chỉ đạo, giao quyền chủ động cho các trường căn cứ vào tình hình mưa lũ thực tế ở địa phương để cho học sinh nghỉ học nhằm bảo đảm an toàn. Đồng thời nhắc nhở các trường, tùy tình hình mà cho học sinh đến lớp, nếu nước lũ đến bất ngờ thì giữ học sinh ở lại trường, khi nào lũ rút hoặc bảo đảm phương tiện an toàn mới cho học sinh về.
Minh Trang
Nguồn tin: http://baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn