Quyết liệt phát triển người tham gia, giảm nợ đọng BHXH

Thứ ba - 06/07/2021 21:35
(Chinhphu.vn) - Trước khó khăn do đại dịch COVID-19, BHXH Việt Nam đã tập trung, quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển người tham gia, giảm nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN như: Mở rộng hệ thống đại lý thu; rà soát, phân loại các nhóm người chưa tham gia để tập trung khai thác, trong đó chú trọng vào các nhóm tiềm năng; tăng cường thanh tra chuyên ngành, đột xuất đối với doanh nghiệp nợ, chậm đóng…

Linh hoạt để vượt khó

Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 5/7, toàn quốc có khoảng 16,17 triệu người tham gia BHXH (đạt 32,49% lực lượng lao động). Trong đó có: 15 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 509.817 người so với cùng kỳ năm 2020 (tương ứng tăng 3,52%); 1,17 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 466.586 người so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 65,89%). Cả nước có khoảng 87,5 triệu người tham gia BHYT, tăng hơn 1,9 triệu người so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 2,23%), đạt tỷ lệ 89,63% dân số.

Công tác thu BHXH, BHYT, BHTN ước đạt 195.143 tỷ đồng, đạt 45,23% kế hoạch Chính phủ giao năm 2021.

6 tháng đầu năm 2021, công tác giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục được ngành BHXH Việt Nam đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho người tham gia theo đúng quy định. Toàn ngành đã giải quyết hưởng mới BHXH hằng tháng cho 38.410 người; 561.570 người hưởng BHXH một lần; hơn 3,5 triệu người hưởng chế độ ốm đau; 340.289 người hưởng mới BHTN.

Trước khó khăn do đại dịch COVID-19, ngành BHXH Việt Nam đã tập trung, quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển người tham gia, giảm nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN như: Giao kế hoạch thu, phát triển người tham gia cho BHXH các tỉnh, thành phố; mở rộng hệ thống đại lý thu; rà soát, phân loại các nhóm người chưa tham gia để tập trung khai thác, trong đó chú trọng vào các nhóm tiềm năng; tăng cường thanh tra chuyên ngành, đột xuất đối với doanh nghiệp nợ, chậm đóng…

Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của ngành cũng tiếp tục được đẩy mạnh; phương thức hoạt động được đổi mới theo hướng phục vụ, nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia.

Đáng chú ý, bộ TTHC của ngành BHXH Việt Nam tiếp tục được cắt giảm từ 27 thủ tục (năm 2020), xuống còn 25 thủ tục; 25/25 thủ tục của BHXH Việt Nam đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công (DVC) của ngành; tích hợp, liên thông với Cổng DVC Quốc gia (hoàn thành mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW); chính thức triển khai, sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi KCB BHYT trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/6/2021, đến nay đã có khoảng trên 11,2 triệu người cài đặt và sử dụng ứng dụng.

Chung tay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do COVID-19

Trong 6 tháng đầu năm 2021, BHXH Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố linh hoạt trong tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi cho người hưởng như: Xây dựng phương án chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng/chi trả tại nhà đối với địa bàn bị phong tỏa; tổ chức việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính với thời gian dài hơn (tối đa 3 tháng); đảm bảo thanh quyết toán đầy đủ chi phí KCB BHYT liên quan đến dịch COVID-19; chuyển tuyến, hẹn tái khám phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương; đẩy mạnh giao dịch điện tử… góp phần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo việc giãn cách, cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ, tính đến hết tháng 5/2021, ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.847 đơn vị, doanh nghiệp có 192.503 lao động, với số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là trên 786 tỷ đồng; xác nhận Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đối với 168.163 lao động; xác nhận Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với 585 lao động.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, 6 tháng cuối năm 2021, toàn ngành BHXH Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực, sáng tạo hơn nữa để tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Trong đó, BHXH các tỉnh, thành phố phải nhanh chóng tham mưu với chính quyền địa phương để kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện về triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, xây dựng “bức tranh” về người có tiềm năng nhưng chưa tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn để có kế hoạch truyền thông, vận động hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt; thực hiện đồng bộ các giải pháp để vừa đảm bảo quyền lợi người tham gia, vừa kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả quỹ BHYT, thực hiện đúng dự toán được Chính phủ giao năm 2021.

Đặc biệt, toàn ngành tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC; mở rộng cung cấp các DVC trực tuyến mức độ 4; tích hợp, cung cấp thêm các DVC của ngành trên Cổng DVC Quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thiện, bổ sung các tính năng, tiện ích, dịch vụ trên ứng dụng VssID; đẩy mạnh giao dịch điện tử, ứng dụng VssID nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp, góp phần cùng cả hệ thống chính trị phòng chống dịch COVID-19.

Thu Cúc

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây