Sửa đổi luật để bảo vệ lợi ích chủ thể tham gia bảo hiểm

Thứ sáu - 04/06/2021 06:52
(Chinhphu.vn) - Việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm sẽ đáp ứng yêu cầu về sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan và yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn, khắc phục những bất cập của cơ chế chính sách và sự tồn tại của thị trường. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...

Tổng tài sản toàn thị trường bảo hiểm tăng bình quân 24%/năm

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ chiều 2/6, ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế (Bộ Tư pháp) cho biết Bộ Tư pháp vừa nhận được hồ sơ dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung và đang tiến hành thẩm định, lấy ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia trong lĩnh vực này để hoàn thành báo cáo thẩm định gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) về dự thảo Luật này.

Theo dự thảo Tờ trình Chính phủ của Bộ Tài chính, sau hơn 20 năm thi hành, các chính sách này đã phát huy tác dụng, là căn cứ, cơ sở pháp lý để xây dựng khung khổ pháp lý vững chắc, minh bạch cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng đa dạng của các tổ chức, cá nhân; đảm bảo sự hài hòa giữa quản lý giám sát thận trọng và tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2000-2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng nhanh vượt bậc so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng được duy trì trong thời kỷ dài, bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới hay tác động bất lợi khác. Các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm, tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân trên 20%/năm.

Hiện nay, thị trường bảo hiểm có 72 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm và 1 chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Tổng tài sản của toàn thị trường tăng trưởng bình quân 24%/năm; năm 2020 đạt 573.233 tỷ đồng, trong đó tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 99.340 tỷ đồng; doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 473.893 tỷ đồng.

Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 24%/năm; năm 2020 đạt 468.125 tỷ đồng, trong đó số tiền đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52.278 tỷ đồng; doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 415.847 tỷ đồng.

Doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 19%/năm, đạt 187.211 tỷ đồng năm 2020, trong đó doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 56.654 tỷ đồng; doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 130.557 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng bình quân 38%/năm, đạt 127.842 tỷ đồng năm 2020, trong đó vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 33.516 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 94.326 tỷ đồng.

Thị trưởng bảo hiểm tạo việc làm cho 1 triệu lao động

Bộ Tài chính cho biết đến cuối năm 2020, thị trường bảo hiểm đã tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động với thu nhập ổn định, được đào tạo về tài chính, bảo hiểm.

Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỷ đồng. Hiện nay, khoảng 11,9 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương hơn 10% dân số; 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn; 12 triệu học sinh được bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không; trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt; 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ. Những người được bảo hiểm nói trên đã có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính, được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước.

Trong giai đoạn 2000-2020, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 340.000 tỷ đồng. Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác.

Tuy nhiên, việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm là cần thiết và cấp bách.

Theo đó, còn nhiều quy định không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Dân sự (không còn chương quy định về hợp đồng bảo hiểm), dẫn đến khó khăn trong thực hiện; còn thiếu những quy định mang tính đặc thù áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia bảo hiểm.

Quyền thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm để xây dựng hợp đồng bảo hiểm; thời gian cân nhắc về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm do hợp đồng bảo hiểm (nhất là bảo hiểm con người) kéo dài nhiều năm, hoặc trọn đời; cấp bảo hiểm tạm thời, do có khoảng cách về thời gian trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm từ bên mua bảo hiểm nhưng chưa hoàn tất việc xét nhận bảo hiểm, thẩm định bảo hiểm.

Đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm trách nhiệm dân sự do mỗi loại hợp đồng bảo hiểm có đặc thù riêng, trong khi quy định hiện hành chưa bao quát hết trong thực tế, hơn nữa một số quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình cũng đã thay đổi và có tác động đến quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm như quyền tài sản; có những quy định đã được thay đổi tại BLDS nhưng chưa được cập nhật tại Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành,

Thiếu khung pháp lý đối với các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm…

“Việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm sẽ đáp ứng yêu cầu về sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan và yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn, khắc phục những bất cập của cơ chế chính sách và sự tồn tại của thị trường. Qua đó, tạo lập hệ thống cơ chế, chính sách về kinh doanh bảo hiểm đầy đủ, minh bạch, bình đẳng, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế của Việt Nam và hướng theo các chuẩn mực quốc tế về quản lý, giám sát bảo hiểm, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội”, Tờ trình nêu rõ.

So với Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành, dự thảo sửa đổi 77 điều, bổ sung 55 điều, bãi bỏ 33 điều và giữ nguyên 22 điều.

Lê Sơn

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây