Xử lý nội dung giật gân trên YouTube – Cần có cảnh báo sớm cho cộng đồng

Thứ năm - 12/11/2020 19:42
Xế Cưng - (Chinhphu.vn) – Xã hội càng phát triển thì internet nói chung và mạng xã hội nói riêng trở thành một trong nhiều công cụ đắc lực hỗ trợ cuộc sống, công việc, giải trí cho con người. Tuy nhiên, tác hại và hệ lụy kéo theo cũng không ít, nhất là với trẻ em, thậm chí đối với cả người lớn nếu sử dụng quá đà. Do vậy, các chuyên gia xã hội học cho rằng, cần phải có cơ chế, đội ngũ kiểm soát phát hiện an toàn và cảnh báo nguy cơ sớm cho cộng đồng. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...
Yêu cầu xử lý video nhảm nhí, giật gân trên YouTube

Hiện nay, trên YouTube đang tồn tại nhiều kênh và video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ có nội dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, ví dụ như các kênh, video dành cho trẻ em nhưng có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ súy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT và Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành xử lý tình trạng tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân, nhằm mục đích lôi kéo càng nhiều lượt xem càng kiếm được nhiều tiền trên mạng xã hội, trong đó có YouTube, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT&TT vừa yêu cầu Google và các công ty quản lý mạng đa kênh (MCN) xử lý các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên YouTube.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã đề nghị công ty Google tăng cường rà soát, chấn chỉnh, xử lý. Cụ thể, ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi có yêu cầu của Cục, nhằm bảo vệ người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ và cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung có uy tín tại Việt Nam. Nếu kênh tiếp tục vi phạm, Cục sẽ đề nghị YouTube ngăn chặn, gỡ bỏ kênh.

Cục cũng đề nghị công ty Google tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện các kênh, video có nội dung nhảm nhí, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ để tiến hành ngăn chặn, gỡ bỏ.

Đồng thời, xem xét, yêu cầu các kênh Youtube được bật kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các MCN của YouTube tại Việt Nam, tăng số lượng MCN nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động của các kênh này.

Theo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, đơn vị này đã nhiều lần cảnh báo và yêu cầu xử lý những video nhảm nhí, giật gân trên YouTube nhưng vẫn chưa được công ty Google giải quyết triệt để. Đáng chú ý, Cục nhận thấy các kênh YouTube này đều là các kênh cá nhân hoạt động độc lập, không chịu sự quản lý của các công ty quản lý mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam (Multi-channel Network – MCN).

Báo cáo của Bộ TT&TT cho thấy, Bộ đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, nhất là với Facebook, YouTube. Tỉ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95%, YouTube từ 50% lên 90%.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017, số lượng video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 là tăng 8 lần so với năm 2017, số trang giả mạo được gỡ bỏ cũng tăng 8 lần so với 2017.

Trong tháng 10/2020, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố cũng xử phạt nhiều YouTuber vi phạm mà điển hình là Hưng Vlog bị xử phạt vi phạm 7,5 triệu đồng vì cho đăng tải trên kênh YouTube của mình video “Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết”. Cách đây khoảng 1 năm, Ngô Bá Khá (biệt danh là Khá Bảnh, SN 1993, trú tại Bắc Ninh) cũng đã tung clip đập nát xe máy 70 triệu đồng, châm lửa đốt. Ngay sau khi video được đăng lên mạng xã hội, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã triệu tập và xử lý Khá Bảnh.

Phải có cảnh báo nguy cơ sớm cho cộng đồng

Đáng báo động là các video nhảm nhí, giật gân thường thu hút số đông giới trẻ tò mò hưởng ứng, chia sẻ và tương tác rất nhanh, từ đó chủ kênh sẽ thu về một khoản lợi nhuận khá lớn, trong khi hệ lụy để lại với giới trẻ không thể tính bằng tiền.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, cơ bản tất cả video đưa lên mạng là có mục đích kiếm tiền, với mục tiêu là gây chú ý, gây sốc, gây sợ với người xem. Các video đó cố tình làm gì đó khác thường, đi ngược lại đời sống hằng ngày, thậm chí làm những cái người khác không dám làm, sử dụng cả tiêu cực, lệch chuẩn để “thu hút” giới trẻ.

“Các video này đánh vào tâm lý của trẻ vị thành niên (từ 9-18 tuổi), ở độ tuổi này các em mong muốn được khẳng định bản thân, được thử sức làm mọi thứ và nghĩ rằng không bao giờ bị tổn thương. Chính vì vậy, ở độ tuổi này các em thường có tâm lý xa gia đình hơn, xa thầy cô và tìm kiếm đến các video để xem. Khi đó, các em sẽ nghĩ rằng, tại sao những người trong video đó có thể phá vỡ những quy tắc của cuộc sống, đi ngược lại xã hội mà các em lại không làm được. Từ suy nghĩ lệch lạc đó, các em sẽ bắt chước. Tuy nhiên, các em lại chưa có đủ kinh nghiệm, trình độ để phân tích những cân bằng trong xã hội, lợi ích hoặc hậu quả đằng sau những hành động bắt chước đó… Điều này rất nguy hiểm”, PGS.TS Trần Thành Nam phân tích.

Từ những phân tích trên, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết, đúng là tất cả các ngành nghề đều nhằm mục đích kinh tế, ngành nghề nào cũng phải có quy tắc ứng xử, quy tắc nghề nghiệp, tuy nhiên, hiện nay những người làm video này không có một quy tắc nào.

Những video này có thể ví như món ăn tinh thần, nhưng lại không có sự kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ trước khi được “chế biến và đưa ra thị trường sản phẩm an toàn”. Chúng cũng không có sự quản lý, người làm video không được đào tạo, không biết về đạo đức tuyên truyền, làm ảnh hưởng tới người khác, thậm chí nhiều video đã gây hậu quả rất lớn. Về lâu dài, những video tiêu cực cũng có thể khiến trẻ cảm nhận thấy thế giới và con người xung quanh mình toàn những thứ nguy hiểm, lừa gạt nhau, cờ bạc… tạo tâm lý bi quan ở giới trẻ.

Những video nội dung độc hại còn có thể gây ám ảnh, chấn thương về mặt tâm lý của trẻ, có trẻ xem xong không dám làm, không dám ăn nữa.

Trước thực trạng đáng báo động như trên, “Hầu hết mọi người hiện nay đều có thời gian trên mạng, vì vậy rất cần phải có quy tắc ứng xử, làm việc trên môi trường mạng, kể cả với những người sử dụng nội dung video trên mạng. Đồng thời, phải có cơ chế, đội ngũ kiểm soát an toàn, phát hiện và cảnh báo nguy cơ sớm cho cộng đồng”, PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Hiền Minh

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây