Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Ngày nay, nhiều công nghệ hỗ trợ trên xe hơi được tích hợp thường xuyên tới nỗi nhiều người coi những trang bị đó là điều hiển nhiên, không thể không có trên một mẫu xe. Thậm chí, có những công nghệ quan trọng tới nỗi mà chỉ vừa được phát triển đã lập tức trở nên phổ biến, không thể thiếu.
Rất nhiều công nghệ trong số đó bắt nguồn từ Nhật Bản. Dưới đây là danh sách 5 điểm mà Nhật Bản đã khiến thế giới phải học hỏi.
Ở Việt Nam, "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" là một câu thành ngữ phổ biến, ám chỉ cách ứng biến linh hoạt khi điều kiện không cho phép. Tại đất nước phía đông xa xôi, do nhà máy của Toyota không rộng lớn như các nhà máy tại Mỹ nên Toyota đã thực hiện một điều như câu thành ngữ trên vào khoảng năm 1948 với việc ứng dụng Hệ thống sản xuất của Toyota.
Cách làm này được nhìn nhận là rất "Nhật Bản", nhưng thực tế lại lấy cảm hứng từ siêu thị tại Mỹ. Theo đó, khách hàng sẽ lựa chọn và mua những sản phẩm mà họ mong muốn, người quản lý siêu thị sẽ bày thêm hàng dựa trên chính nhu cầu thực tế của khách hàng. Ứng dụng cách làm đó vào công cuộc sản xuất, nhà máy sẽ tính toán kỹ lưỡng và chỉ tích trữ trong kho những linh kiện, bộ phận mà thực tế cần sử dụng, thời điểm cần sử dụng. Cách làm này ngày nay gọi là "sản xuất tinh gọn" (thuật ngữ tiếng Anh: Lean Manufacturing).
Tới khoảng những năm 1990, các nhà máy tại Mỹ bắt đầu học hỏi và ứng dụng cách làm này với Ford là một trong những hãng xe đầu tiên thực hiện, cho ra đời mẫu Ford Taurus.
Toyota tìm ra cách thức để có thể lọc được toàn bộ lượng dầu.
Nhật Bản không phải là nơi khai sinh ra hệ thống lọc dầu động cơ, nhưng Toyota lại là hãng xe khiến cho bộ phận lọc dầu hoạt động hiệu quả tối đa.
Các mẫu xe của Mỹ ban đầu chỉ có thể lọc được khoảng 10% dầu, dẫn tới mức tuổi thọ xe chỉ rơi vào khoảng 80.000km. Thế nhưng, Toyota thì đã phát triển được cách thức để có thể lọc 100% lượng dầu, giúp tuổi thọ của xe tăng thêm khoảng 4 lần. Cũng nhờ đây vậy mà có thể tăng hiệu quả và hiệu suất của động cơ.
Bản đồ dẫn đường trên Honda Accord đời 1981. Ảnh: Honda
Dù cho chiếc xe được gọi là ô tô đầu tiên trên thế giới không tới từ Nhật Bản, nhưng đất nước này đã khiến phần đông chúng ta phải học theo cách mà người Nhật dùng xe. Bản đồ dẫn đường thực ra được tích hợp lần đầu tiên trên một mẫu xe sản xuất đại trà vào năm 1981 với mẫu Honda Accord, dù cho đó là một tùy chọn có mức giá tới hơn 2.700 USD.
Tới năm 1991, công nghệ thay đổi khi ứng dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS (Global Positioning System) lần đầu được sử dụng cho bản đồ trên xe, tích hợp trên mẫu Toyota Soarer (hoặc Lexus SC400 tại thị trường Mỹ). Không lâu sau đó, các hãng xe của Mỹ cũng học hỏi và đưa ra hệ thống có tên "Guide Star" trên mẫu Oldsmobile Eighty-Eight vào năm 1995.
Hình ảnh hiển thị từ camera lùi trên 1991 Toyota Soarer.
Để chiếc xe trở nên an toàn hơn khi xảy ra tai nạn, nhà sản xuất xe thường cố gắng tăng kích thước cho chiếc xe. Tuy nhiên, điều này lại mang tới một điểm bất lợi. Khi các trụ trên xe có kích thước lớn hơn để trần xe chống chịu được khi bị lật thì lại làm giảm tầm quan sát của người lái. Nhưng không sao, Nhật Bản đã có giải pháp.
Nhật Bản vẫn luôn đi đầu trong công nghệ hình ảnh, do vậy mà không quá khó để các kỹ sư trang bị ở phía sau xe một camera nhỏ sử dụng công nghệ CCD. Mẫu 1991 Toyota Soarer cũng chính là mẫu xe thương mại đầu tiên được tích hợp camera lùi.
Riêng với vi mạch (còn gọi là microchip), Ford được xem là hãng xe đầu tiên ứng dụng vi mạch, nhưng vi mạch mà Ford sử dụng thì lại do Toshiba sản xuất ở Nhật Bản.
Vi mạch kiểm soát gần như toàn bộ hoạt động của xe, từ hệ thống phun xăng điện tử, kiểm soát độ bám, cửa sổ điện tới khóa cửa. Nếu thiếu vắng vi mạch, công nghệ xe hiện tại sẽ không thể ra đời.
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn