Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Thời gian qua, hộp thư “Giảm thiểu ô nhiễm - Bảo vệ môi trường và hành động của bạn” do Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm (Đài Tiếng nói Việt Nam) thành lập tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp của thính giả về các nội dung, hoạt động bảo vệ môi trường.
Gần đây, hộp thư nhận được sự quan tâm của thính giả trên cả nước về vấn đề bảo tồn các loài chim hoang dã tự nhiên. Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng hơn 918 loài chim, trong đó có 12 loài đặc hữu, 9 loài rất nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 21 loài bị tổn thương, 44 loài bị đe dọa đã được ghi nhận trong danh sách đỏ của IUCN bản cập nhật năm 2021 và 40 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam.
Nhiều loài chim hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tại hộp thư số 4 với chủ đề “Bảo tồn các loài chim hoang dã tự nhiên", thính giả có tài khoản Facebook là Lê Quý Dương gửi câu hỏi về fanpage VOV FM 89 – Tận tâm vì sức khỏe người Việt với nội dung:
“ Xin chào VOV FM89, tôi thấy ngày trước có nhiều loài chim quý, chim đẹp, nhiều loài hót rất hay nhưng vài năm gần đây không còn thấy bóng dáng chúng. Tôi thắc mắc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? "
Với câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam có câu trả lời như sau:
" Hiện nay, tình hình buôn bán, săn bắt chim nói chung và chim di cư ở Việt Nam ngày càng lớn. Rất nhiều khu vực, không chỉ là ở trong rừng, trong núi mà cả các khu vực phía ngoài cũng đều bị giăng lưới để bắt các loài chim này. Thời gian gần đây, chúng ta thấy rất ít tiếng chim và nhiều loài chim di cư đã không còn coi Việt Nam là một điểm đến an toàn nữa ".
Nhiều người dân coi săn bắt chim hoang dã là một nghề mưu sinh, kiếm sống. Rất nhiều người nghĩ rằng "chim trời, cá nước", đó là của trời cho, cho nên bất cứ ai cũng có quyền bắt, bẫy chim. Vì thế, từ chim đem ngâm rượu, cho đến hàng trăm lồng chim cảnh, thậm chí trở thành đặc sản được bày bán công khai tại các cửa hàng và trên mạng. Chỉ vì lợi ích kinh tế mà nhiều người đã quên đi lợi ích lâu dài của các loài chim thiên nhiên, làm cho một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài khác không còn môi trường sống an toàn.
Cần bảo tồn chim hoang dã trước nạn săn bắt.
Cùng băn khoăn về vấn đề này, thính giả có địa chỉ email là anan291096@gmail.com đặt câu hỏi cho chương trình với nội dung:
" Tôi đọc báo được biết là hiện nay, các loài chim hoang dã tự nhiên ở nước ta đang thuộc diện cần được bảo tồn do các hoạt động săn bắt quá mức. Bản thân tôi và gia đình chưa bao giờ nghĩ rằng, các loài chim này lại có lợi ích gì để trục lợi. Cho tôi hỏi là việc săn bắt chim hoang dã này nhằm mục đích gì vậy? "
Với câu hỏi này, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - người điều hành nòng cốt Sáng kiến Mạng lưới Nhà báo Điều tra Bảo vệ động vật hoang dã giải đáp như sau:
" Hiện nay , chim hoang dã bị tàn sát quá nhiều. Nhiều người dân có nhu cầu ăn đặc sản dù biết rằng tàn sát động vật hoang dã là phi pháp. Lấy ví dụ ở một thành phố chuyên bán đặc sản chim trời, một ngày có hàng vạn chim hoang dã bị giết như tại Bắc Ninh, Hà Nam hoặc một số cơ sở ở Vĩnh Phúc. Lợi ích từ việc săn bắt chim hoang dã rất lớn nên các đối tượng rất nguy hiểm, thậm chí là manh động.
Công nghệ săn bắt chim hoang dã cũng rất phát triển. Người săn bắt có thể mua tiếng chim hoang dã phát trên các loa để bắt chim từ nước ngoài hoặc mua lưới mờ. Các loài chim sẽ không nhìn được lưới và sẽ lao vào các bờ sông, cánh đồng và bị bắt. Một ngày, họ có thể bắt nhiều nghìn con chim hoang dã, mùa chim di cư thì họ có thể bắt trụi hết chim di cư ở Việt Nam ".
Việc săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư diễn ra trong một thời gian dài tại nhiều địa phương ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, an toàn sức khỏe con người. Do vậy, để giải quyết triệt để tình trạng này, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan từ khâu kiểm soát hoạt động săn, bẫy, bắt chim hoang dã đến các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư.
Lực lượng công an, kiểm lâm,… cần tăng cường quản lý, thu hồi các loại bẫy lưới, súng săn, mở các đợt cao điểm kiểm tra, mạnh tay xử lý vi phạm. Tích cực tuyên truyền vận động người dân, nhất là những gia đình sinh sống gần các khu vực rừng không săn, bẫy các loài chim.
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!