Phát hiện hình xăm bảo vệ thai phụ trên xác ướp Ai Cập cổ đại

Thứ ba - 15/11/2022 23:07
Qua phân tích về xác ướp, một số thai phụ thời Ai Cập cổ đại đã xăm hình để bảo vệ họ trong quá trình sinh con và thời kỳ hậu sản.

Tại địa điểm Deir el-Medina thuộc thời kỳ Tân Vương quốc (năm 1550 - 1070 trước Công nguyên), các nhà nghiên cứu Anne Austin và Marie-Lys Arnette đã phát hiện những hình xăm trên xác ướp cổ đại và những bức tượng nhỏ.

Địa điểm này có khả năng liên quan tới vị thần Ai Cập cổ đại Bes, thần bảo trợ phụ nữ và trẻ em. Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện trên tạp chí Egyptian Archaeology vào tháng trước.

Phát hiện hình xăm bảo vệ thai phụ trên xác ướp Ai Cập cổ đại - Ảnh 1.

Hình xăm trên xương hông bên trái được tìm thấy tại Deir el-Medina. Ảnh: Anne Austin/Đại học Missouri-St. Louis.

Deir el-Medina nằm ở bờ tây sông Nile, đối diện địa điểm khảo cổ Luxor. Bắt đầu từ năm 1922, cùng thời gian tìm thấy lăng mộ vua Tutankhamun, địa điểm đã được một nhóm chuyên gia người Pháp khai quật.

Với tên gọi Set-Ma'at dưới thời Tân Vương quốc, đây là một khu phố lớn với những con phố hình bàn cờ và nhà ở dành cho những công nhân chịu trách nhiệm xây dựng lăng mộ cho tầng lớp thống trị Ai Cập. Khi những người đàn ông rời đi nhiều ngày để làm việc thì phụ nữ và trẻ em sống ở làng Deir el-Medina.

Không có tài liệu nào đề cập đến việc xăm hình vì vậy việc phát hiện ít nhất 6 phụ nữ có hình xăm tại Deir el-Medina đã gây bất ngờ.

Anne Austin - trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khảo cổ sinh học tại Đại học Missouri-St. Louis, cho biết: “Rất hiếm và khó tìm thấy bằng chứng về hình xăm bởi bạn cần lớp da nguyên vẹn để trần. Vì chúng tôi không bao giờ tháo vải quấn xác ướp, cơ hội duy nhất để tìm thấy hình xăm là khi những kẻ trộm mộ để lớp da lộ ra”.

Bằng chứng mới phát hiện đến từ hai ngôi mộ mà Austin và nhóm nghiên cứu kiểm tra vào năm 2019. Hài cốt người từ một ngôi mộ bao gồm xương hông bên trái của một phụ nữ trung niên. Trên lớp da còn nguyên vẹn, có thể nhìn thấy các họa tiết màu đen sẫm, tạo hình ảnh chạy dọc theo lưng dưới của người phụ nữ nếu đối xứng. Bên trái hình xăm nằm ngang là hình thần Bes và một chiếc bát, liên quan đến nghi lễ thanh tẩy sau khi sinh con.

Hình xăm thứ hai đến từ một phụ nữ trung niên được phát hiện trong một ngôi mộ gần đó. Trong trường hợp này, ảnh chụp hồng ngoại tiết lộ một hình xăm khó nhìn thấy bằng mắt thường. Bản vẽ phục dựng hình xăm cho thấy đó là hình mắt thần Horus và thần Bes mặc áo choàng lông. Cả hai hình ảnh đều có ý nghĩa bảo vệ và chữa lành. Họa tiết zigzag có thể biểu thị đầm lầy, liên quan đến dòng nước mát dùng để giảm đau do kinh nguyệt hoặc sinh con, Austin cho biết.

Phát hiện hình xăm bảo vệ thai phụ trên xác ướp Ai Cập cổ đại - Ảnh 2.

Bản vẽ phục dựng hình xăm ở lưng dưới và đùi trên. Ảnh: Anne Austin/Đại học Missouri-St. Louis.

  • Ngôi sao bị xé toạc, lộ ra hố đen ẩn núp

Ngoài ra, 3 bức tượng nhỏ bằng đất sét mô tả cơ thể phụ nữ tìm thấy ở Deir el-Medina nhiều thập kỷ trước đã được kiểm tra lại bởi Lys Arnette, nhà Ai Cập học tại Đại học Johns Hopkins (Baltimore). Ông cho biết, chúng cũng có hình xăm ở lưng dưới và đùi trên, bao gồm hình thần Bes.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “đặt trong bối cảnh cổ vật và văn tự thời Tân Vương quốc, những hình xăm này gắn liền với phụ nữ tham gia các nghi thức hậu sản, giúp bảo vệ người mẹ và em bé”.

Theo Austin, việc xăm hình ở Deir el-Medina thậm chí còn phổ biến hơn so với dự đoán, dù nhóm nghiên cứu chưa biết nó có thể lan rộng tới mức nào ở Ai Cập cổ đại.

“Tôi hy vọng nhiều nhà khảo cổ sẽ tìm thấy bằng chứng về việc xăm hình. Từ đó, chúng ta có thể biết việc xăm hình ở Deir el-Medina là duy nhất hay là tập tục truyền thống ở Ai Cập cổ đại mà chúng ta chưa khám phá ra”, cô nói.

Theo Live Science

Xem thêm:

Tin liên quan

Lời đáp về vòng tròn bí ẩn ở hoang mạc khiến các nhà khoa học đau đầu 50 năm qua

Nguồn tin: https://soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế
So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây