Ngành học "đắt giá" chưa ra trường đã được mời làm việc, thu nhập cao, nhưng vẫn khát nhân lực

Thứ bảy - 01/10/2022 00:56
Đây là một trong những ngành nghề đang phát triển, nhu cầu lao động tăng mạnh với mức lương thưởng hấp dẫn.

Nhân lực ngành ô tô trở nên hấp dẫn

Trong thời điểm hiện nay, nhu cầu mua ô tô ngày càng lớn, doanh nghiệp liên tục mở rộng quy mô sản xuất. Chính điều này đã dự báo về một tương lai mà nhân lực ngành ô tô sẽ ngày càng “đắt giá”. Do đó, không mấy ngạc nhiên khi nhiều sinh viên đã được doanh nghiệp săn đón từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

PGS. TS. Trần Văn Như, Trưởng Bộ môn Cơ khí ô tô, Đại học GTVT cho biết, trong thời gian gần đây, lượng thí sinh dự tuyển đăng ký ngành ô tô ngày càng cao hơn. Do đó, Trường Đại học GTVT đã tăng số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cùng với nâng cao điểm đầu vào.

Như năm 2019, trường chỉ tuyển 236 sinh viên với điểm trúng tuyển là 20,95 vào ngành kỹ thuật ô tô. Con số này đã tăng lên tới 330 chỉ tiêu với điểm trúng tuyển từ 24,55 - 25,1 trong năm 2020 và 2021. Năm 2022 gần đây nhất, ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô có mức điểm chuẩn là 23.75 dành cho ưu tiên nguyện vọng 1.

Còn theo PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc, Phó trưởng Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dùng, Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành ô tô hiện nay được đánh giá có nhu cầu về nhân sự lớn, được coi là một trong những ngành “hot” nhất của trường trong 5 năm gần đây. Điểm chuẩn của ngành cũng tăng lên theo lượng thí sinh tăng mạnh. Với chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 300 sinh viên ngành ô tô và có thể sẽ nới thêm, trung bình mỗi môn vẫn cần được 9 điểm thì thí sinh mới có thể đỗ.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, công nghệ ô tô là ngành luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai. Từ đó, kéo theo nhu cầu nhân lực của ngành sẽ ngày một gia tăng, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đây là ngành hứa hẹn dành cho cả nam giới và nữ giới.

Ngành học đắt giá chưa ra trường đã được mời làm việc, thu nhập cao, nhưng vẫn khát nhân lực - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô làm gì sau khi tốt nghiệp?

Do ô tô đang trở thành phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhu cầu nhân lực cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới đều tăng lên. Đặc biệt, thị trường luôn đòi hỏi các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao để đảm nhận các vị trí quan trọng.

TIN LIÊN QUAN
  • Xe Trung Quốc BAIC BJ80 đầu tiên về Việt Nam: Thiết kế 'nhái' Mercedes, giá trên 1 tỷ đồng

  • Honda PCX bản 'tiết kiệm xăng' về Việt Nam: Giá 99 triệu, của hiếm cho người đã chán SH

  • Nỗ lực thoát ế, Suzuki tung "siêu phẩm" tiết kiệm nhiên liệu hàng đầu phân khúc

Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp ngành ô tô, nhân lực không chỉ tham gia vào các công đoạn sản xuất, lắp ráp ô tô mà còn có thể làm nhiều lĩnh vực có liên quan, chẳng hạn như nhân sự trong các hoạt động xuất nhập khẩu ô tô, kiểm định viên tại các trung tâm đăng kiểm, chuyên gia kỹ thuật tại các doanh nghiệp cung ứng phụ tùng, linh kiện ô tô hay cố vấn dịch vụ đại lý…

Để giúp sinh viên ngành ô tô được rèn luyện, nâng cao tay nghề, đồng thời mở rộng cơ hội nghề nghiệp, các trường đại học đào tạo chuyên ngành này đều tạo điều kiện để thực hành kỹ năng, áp dụng lý thuyết vào thực tế tại xưởng ô tô được đầu tư quy mô, hiện đại ngay tại trường.

Đồng thời, những sinh viên năng lực cũng có cơ hội được tham gia thực tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom… lớn trên cả nước. Do vậy, sinh viên ra trường có thể áp dụng được ngay những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật vào công việc của mình.

Đặc biệt sinh viên còn được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo của nước ngoài về chuyên ngành mình học, từ đó tăng thêm cơ hội và năng lực của bản thân để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ ô tô, nhà quản lý, nhà kinh doanh, những chuyên gia giỏi về dịch vụ ô tô, cơ khí, chế tạo ô tô…

Có thể thấy, đây là ngành học với mức thu nhập hấp dẫn, nhiều cơ hội thăng tiến và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

Ngành học đắt giá chưa ra trường đã được mời làm việc, thu nhập cao, nhưng vẫn khát nhân lực - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Nên học Kỹ thuật ô tô ở đâu?

Với nhóm ngành Kỹ thuật Ô tô, các bạn nên lựa chọn học tại những trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên về khối nghề công nghệ – kỹ thuật. Trong đó, những ngôi trường trọng điểm có đào tạo ngành ô tô dành cho thí sinh quan tâm là:

Đối với hệ đại học:

Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Cận cảnh mẫu xe máy điện giá 22 triệu đồng vừa ra mắt, no pin đi 205km

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đại học Giao thông vận tải Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng...

Đối với hệ cao đẳng:

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội

Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn...

Xem thêm:

Tin liên quan

Hãng xe điện tí hon từ Trung Quốc quyết đấu BMW, Mercedes bằng chiêu "học" VinFast

Nguồn tin: https://soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế
So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây