Các công ty dầu khí Mỹ thu lợi 200 tỉ USD kể từ chiến sự Ukraine

Chủ nhật - 06/11/2022 07:09
Các công ty dầu khí Mỹ đã kiếm được hơn 200 tỉ USD lợi nhuận kể từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra. Ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ cũng hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến này với doanh thu hơn 82 tỉ USD.

Tổng hợp số liệu trên web của các công ty xăng dầu niêm yết công khai tại Mỹ trong quý 2 và 3 năm 2022, tờ Financial Times công bố tổng thu nhập của các công ty này đạt 200,24 tỉ USD.

Số liệu trên phù hợp với các đánh giá và ước tính thu nhập của nhà cung cấp thông tin về năng lượng S&P Global Commodity Insights trong cùng thời gian.

Theo báo Financial Times , Tổng thống Joe Biden trong tuần này đã gọi những khoản thu nhập vượt mức đó là một "cơn gió chướng của chiến tranh", đồng thời cáo buộc các công ty dầu khí đã "trục lợi" từ cuộc chiến Ukraine. Ông Biden nói ông sẽ yêu cầu Quốc hội đánh mức thuế lớn hơn với các công ty dầu khí.

Giá dầu thô Brent, tiêu chuẩn dầu trên toàn thế giới, đạt trung bình hơn 105 USD/thùng trong quý 2 và 3-2022, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là 70 USD/thùng trong 5 năm trước đó.

Giá dầu đã đạt mức vượt gần 140 USD/thùng vào đầu tháng 3 sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra.

ExxonMobil là công ty dầu khí có quý thu nhập cao nhất từ ​​trước đến nay. Phản ứng trước viễn cảnh áp thuế lớn, ông Darren Woods, giám đốc điều hành của ExxonMobil, giải thích việc chia cổ tức lớn cũng nên được xem là cách công ty "trả lại một số lợi nhuận trực tiếp cho người dân Mỹ".

TIN LIÊN QUAN
  • Mỹ bán lô dầu cuối cùng từ đợt 'giải phóng' kho dự trữ khẩn cấp lịch sử

  • G7 thông qua điều chưa từng có về dầu Nga, Moscow cảnh báo gắt

  • WSJ: Lách lỗ hổng trừng phạt, dầu Nga dán mác Made in Italy rồi xuất thuận lợi sang Mỹ

  • EU cảnh báo Bulgaria không lách lệnh trừng phạt dầu mỏ nhằm vào Nga

Ông Rick Muncrief, giám đốc điều hành của Devon Energy, một công ty khoan đá phiến khổng lồ, có cùng quan điểm với ông Woods: "Chúng tôi ưu tiên tạo ra giá trị chia sẻ hơn là theo đuổi khối lượng. Và chúng tôi đã thưởng cho các cổ đông bằng tiền mặt dẫn đầu thị trường".

Trong khi đó, cũng nhờ cuộc chiến kéo dài của Nga ở Ukraine, doanh số bán vũ khí quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng vọt.

Kể từ cuối tháng 2, khi các lực lượng Nga mở chiến dịch quân sự vào Ukraine, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết tăng cường kho vũ khí của họ với ngân sách khoảng 230 tỉ USD. Riêng Đức nâng kế hoạch hiện đại hóa quân đội lên mức 100 tỉ USD trong năm 2022.

Khai thác nhu cầu này, ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ - nơi sản xuất và xuất khẩu nhiều vũ khí hơn bất kỳ quốc gia nào khác - đã hưởng lợi lớn nhất với doanh số bán hàng đến nay đã đạt trên 82 tỉ USD.

Ở nhiều nước châu Âu, hơn một nửa chi tiêu quân sự gần đây thuộc về các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ.

Na Uy đã dành 83% các khoản tiền trang bị vũ khí để mua hàng của Mỹ; Anh mua của Mỹ 77% trên tổng số tiền trang bị vũ khí, tỉ lệ tương tự ở Ý là 72% và Hà Lan chi 95% cho vũ khí do Mỹ sản xuất trong giai đoạn 2017- 2021, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

"Đây chắc chắn là mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc", ông Ian Bond, giám đốc chính sách đối ngoại tại Trung tâm Cải cách châu Âu, nói với trang tin Yahoo News .

Nguồn tin: https://soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế
So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây