Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Bà Anna Coleman Ladd làm mặt nạ cho một người lính. Ảnh: American Red Cross
Anna Coleman Ladd, sinh ra ở Philadelphia vào năm 1878. Bà từng được học tại nhiều trường tư thục khác nhau ở châu Âu. Vào năm 1905, bà kết hôn với Tiến sĩ Maynard Ladd. Ngay sau đó, cặp đôi quyết định chuyển đến thành phố Boston, nơi nữ nghệ sĩ đầy tham vọng này quyết định học thêm ba năm tại Trường Bảo tàng Boston.
Ladd là một người phụ nữ đầy nhiệt huyết, thường xuyên thử thách bản thân để vượt qua những thành tựu trước đây, và nỗ lực hết mình vì nghệ thuật.
Xưởng mặt nạ của bà Ladd và cộng sự. Ảnh: Library of Congress’ Prints and Photographs Division
Với niềm đam mê hội họa, Ladd được đánh giá cao bởi bà là một trong những nghệ sĩ ít ỏi được phép thực hiện bức chân dung của nữ diễn viên Eleanora Duse. Ngoài ra, bà cũng thường vẽ các nhân vật thần thoại.
Bà là một nhà điêu khắc nổi tiếng ở thành phố Boston. Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, cũng giống như nhiều phụ nữ Mỹ, bà dành hầu hết thời gian để làm hậu phương vững chắc, nỗ lực hỗ trợ chiến tranh.
Năm 1917, một năm trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Anna Coleman Ladd đã thành lập xưởng chữ thập đỏ Mỹ, chuyên sản xuất mặt nạ chân dung ở Paris, Pháp. Bà thành lập xưởng này cùng nhà điêu khắc người Anh Francis Derwent Wood, để tạo ra các bộ phận giả trên khuôn mặt cho những người lính không may mắn sống sót nhưng bị tai nạn khiến gương mặt bị biến dạng.
Việc tạo ra những chiếc mặt nạ không phải công việc dễ dàng nhưng với người cầu toàn, luôn muốn mọi thứ hoàn hảo như Ladd, đây là một việc trong tầm tay.
Trước khi sản xuất các mặt nạ, các nhiếp ảnh gia trong xưởng sẽ ghi lại những biến dạng trên khuôn mặt của những người lính để so sánh chúng với những bức ảnh cũ của họ. Sau đó, Ladd sẽ làm mẫu những chiếc mặt nạ bằng đất sét. Cuối cùng, những bộ phận giả được người thợ tạo nên từ những miếng đồng mạ kẽm cực kỳ mỏng. Sau đó, chúng được phủ một lớp sơn giống với màu da của người nhận, đồng thời thêm tóc, lông mày và ria mép...
Sau khi hoàn tất công đoạn chế tác, các bộ phận giả sẽ được gắn thêm mắt kính hoặc dây để cố định, sao cho khớp với mặt của người nhận nhất.
Sau một năm rưỡi chăm chỉ làm việc, Anna Coleman Ladd và cộng sự đã tạo ra được 185 chiếc mặt nạ. Công việc của Ladd được nhiều người ghi nhận và ngưỡng mộ. Do đó, vào năm 1932, Chính phủ Pháp đã vinh danh bà là Hiệp sĩ (Chevalier) của Legion of Honor, để ghi nhận công việc có ý nghĩa lớn lao của bà.
Sau Thế chiến thế giới thứ nhất, Ladd đã làm mô hình đài tưởng niệm chiến tranh. Đó là bức tượng về một xác chết đã phân hủy trên hàng rào thép gai. Một tác phẩm điêu khắc khác có tên Triton Babies đang được trưng bày tại Công viên Boston.
Triton Babies được trưng bày tại Công viên Boston. Ảnh: Daderot
Năm 1936, Ladd cùng chồng về nghỉ hưu ở California. Ba năm sau đó, bà qua đời. Bên cạnh công lao ý nghĩa và những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, bà còn được nhớ đến như một người phụ nữ đã cống hiến cả cuộc đời để giúp đỡ các thương binh thời hậu chiến có cuộc sống bình thường, thậm chí là tốt đẹp hơn.
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!