Vì sao chúng ta đôi lúc thấy nôn nao khi đói bụng?

Chủ nhật - 02/10/2022 00:28
Đã nhiều giờ trôi qua kể từ sau bữa ăn của bạn, bạn hẳn sẽ rất đói bụng. Đôi lúc, cơn đói còn kéo theo cảm giác nôn nao nữa. Tại sao lại như vậy?

Christine Lee, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Cleveland Clinic (bang Ohio, Mỹ) cho biết, có một lời giải thích khá đơn giản đằng sau hiện tượng này.

Dạ dày của chúng ta sản sinh ra axit clohydric trong quá trình kéo dài nhằm phân hủy thức ăn, nó chọn lọc và sử dụng những gì có thể để chuyển hóa thành năng lượng, đồng thời thải bỏ phần còn lại. Nếu bạn không ăn gì trong một thời gian dài, axit clohydric có thể tích tụ trong dạ dày.

"Khi axit clohydric trào lên thực quản, nó có thể gây ra hiện tượng trào ngược axit, ợ chua và nôn nao" – Bà Lee nói.

Ngoài ra, một chuỗi các lý do khác khiến bạn cảm thấy nôn nao khi đói có liên quan tới mạng lưới tín hiệu của cơ thể nhằm nhận biết khi nào nên ăn. Những tín hiệu này được điều chỉnh bởi hệ thống nội tiết, và hệ thống các tuyến (tuyến yên, tuyến giáp và tuyến tụy).

Các hormone do hệ thống nội tiết giải phóng ra sẽ cung cấp cho cơ thể thông tin cần thiết để giữ cân bằng.

Ví dụ, để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và hỗ trợ một loạt các hoạt động của cơ thể, bạn cần calo. Dạ dày của bạn gửi tín hiệu đến hệ thống nội tiết để kích hoạt giải phóng các hormone, những hormone này sau đó sẽ nói với não rằng: "Hãy cung cấp cho chúng tôi nhiều calo hơn" hoặc "Thế là đủ rồi".

Có rất nhiều hormone tham gia vào quá trình này nhưng trong đó có hai loại quan trọng là ghrelin và leptin.

"Ghrelin được cho là nguyên nhân gây ra cảm giác đói", bà Lee cho hay. Hormone này được phát hiện vào năm 1999 và kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng ghrelin đóng vai trò then chốt trong một số quá trình xử lý quan trọng bên trong cơ thể như tiết axit dạ dày, kích thích vị gác và chuyển hóa glucose.

Trong khi đó, leptin có tác dụng ngược lại: Nó chống lại ghrelin bằng cách giảm sự thèm ăn. Có nhiều loại hormone khác liên quan tới cảm giác đói, nhưng tác động qua lại giữa ghrelin và leptin là chìa khóa quan trọng trong quá trình giảm cân và kích thích cảm giác thèm ăn.

Vì sao chúng ta đôi lúc thấy nôn nao khi đói bụng? - Ảnh 1.

Khi chúng ta đói, cơ thể sẽ sản sinh nhiều ghrelin để nhắc nhở chúng ta ăn. Ảnh: Getty

"Khi cơ thể bạn ở trạng thái bình thường, các hormone này sẽ tự động điều chỉnh. Bạn chỉ nên nhận một vài tín hiệu nhẹ nhàng trong ngày nhằm nhắc nhở bạn ăn uống" – Bà Lee cho hay.

Khi chúng ta ăn, cơ thể giải phóng leptin, tín hiệu cho thấy rằng cơ thể đã hài lòng và sẽ không bị đói trong một khoảng thời gian. Ngược lại, khi cần thức ăn, cơ thể sẽ giải phóng ghrelin. Điều này khiến cho chúng ta thấy đói và kích thích chúng ta nạp đồ ăn.

  • Trước khi có tủ lạnh, con người bảo quản thực phẩm bằng cách nào?

Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua các tín hiệu báo cơn đói của mình và không đáp ứng nhu cầu, cơ thể sẽ cố gắng dỗ dành bạn ăn bằng cách sản sinh ra nhiều ghrelin hơn.

"Khi nồng độ ghrelin tăng lên, chúng sẽ làm gia tăng cảm giác thèm ăn. Ở hầu hết mọi người, đây chính xác là những gì hormone này gây ra, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy", bà Lee nói, "Một số người có mức độ nhạy cảm cao hơn với nồng độ hormone.

Mức độ nhạy cảm khác nhau, kết hợp với các yếu tố khác, khiến một số người có cảm giác buồn nôn nhẹ khi họ rất đói. Những trường hợp có triệu chứng buồn nôn nghiêm trọng hơn có thể là do chứng rối loạn nào đó".

"Nếu tín hiệu cơ thể bạn đủ mạnh để khiến bạn thấy đau hoặc buồn nôn thì có khả năng, cơ thể bạn đang muốn nói rằng bạn cần được tầm soát hội chứng chuyển hóa – các tình trạng như lượng đường trong máu cao, cholesterol bất thường, tăng huyết áp và lượng đường trong máu cao có thể dẫn tới bệnh tim mạch" – Bà Lee cho biết thêm.

Nguồn tin: https://soha.vn

 Tags: hormone, tiêu hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế
So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây