Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Vào năm 2016, các nhà khoa học Nhật Bản đã có một phát hiện đáng chú ý có thể giúp giải quyết vấn đề nhựa của thế giới, theo tạp chí Science . Các nhà khoa học đã thu thập chai nhựa bên ngoài một cơ sở tái chế và phát hiện ra rằng một loài vi khuẩn đang "ăn" chúng.
Thông thường, vi khuẩn dành thời gian để hấp thụ các chất hữu cơ đã chết, nhưng Ideonella sakaiensis đã phát triển sở thích của một loại nhựa nhất định gọi là polyethylene terephthalate (PET).
Sau khi phân tích vi khuẩn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, nó tạo ra hai loại enzym tiêu hóa được gọi là thủy phân PET hoặc PETase. Khi các enzym này tương tác với nhựa PET, nó sẽ phá vỡ các chuỗi phân tử dài thành các chuỗi ngắn hơn (monome) được gọi là axit terephthalic và ethylene glycol. Sau đó, các monome này bị phá vỡ thêm để giải phóng năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn .
Sau khi phát hiện ra vi khuẩn ăn nhựa, nhiều nhà khoa học di truyền đã thử nghiệm Ideonella sakaiensis để tiêu hủy rác thải nhựa. Một trong những liên doanh nghiên cứu là thiết kế vi khuẩn biến đổi gen hiệu quả hơn trong việc sản xuất enzyme, chẳng hạn như E.coli, và biến chúng thành các nhà máy PETase.
Mặc dù khám phá mang lại hy vọng trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa , các nhà khoa học cảnh báo rằng, chúng vẫn còn nhiều năm nữa mới được sử dụng rộng rãi trong mục đích thương mại. Tương tự, PETase chỉ phân hủy nhựa PET, còn sáu loại nhựa khác mà chúng ta vẫn chưa thể phân hủy bằng cách sử dụng enzym.
Nguồn tin: https://soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn