ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 5,8%

Thứ sáu - 23/07/2021 08:06
Không chỉ Việt Nam, triển vọng kinh tế năm nay của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng được điều chỉnh giảm, do các đợt bùng phát mới đang được ứng phó bằng biện pháp giãn cách và hạn...

ADB vừa công bố cập nhật báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2021, trong đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay xuống mức 5,8%, thấp hơn 0,9 điểm phần trăm so với lần dự báo hồi tháng 4. Nguyên nhân là việc triển khai tiêm chủng tương đối chậm, áp dụng biện pháp giãn cách kéo dài ở những cực tăng trưởng, ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông thương mại và hạn chế các hoạt động kinh tế.

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 5,8% - Ảnh 1.

Ảnh: InvestAsian.

Việc ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đưa ra sau 3 tuần khi Việt Nam công bố kết quả kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, trong đó GDP được công bố tăng trưởng 5,6%.

Không chỉ Việt Nam, triển vọng kinh tế năm nay của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng được điều chỉnh giảm, do các đợt bùng phát mới đang được ứng phó bằng biện pháp giãn cách và hạn chế đi lại, gây thiệt hại tới hoạt động kinh tế. Triển vọng tăng trưởng của Nam Á cho năm tài khóa 2021 giảm từ 9,5% xuống còn 8,9%. Tương tự, Ấn Độ bị hạ một điểm phần trăm, xuống còn 10%. Triển vọng năm nay của Đông Nam Á được điều chỉnh giảm 0,4 điểm phần trăm, xuống còn 4%. Đáng nói, dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế Thái Bình Dương bị điều chỉnh giảm mạnh nhất, từ 1,4% xuống còn 0,3%. Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng năm sau cho Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương được nâng lần lượt lên 7%, 5,2% và 4%.

Trong khi đó, triển vọng chung của châu Á được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm xuống mức 7,2% năm nay và con số này ở mức 5,4% vào 2022, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo gần nhất.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB - Yasuyuki Sawada, nhận định quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 của châu Á và Thái Bình Dương đang tiếp diễn, mặc dù con đường còn bấp bênh trong bối cảnh các đợt bùng phát mới, các biến thể virus mới và việc triển khai vaccine không đồng đều. Ngoài những biện pháp ngăn chặn và tiêm chủng, việc phục hồi hoạt động kinh tế có chiến lược và theo từng giai đoạn. Đơn cử như thương mại, sản xuất và du lịch - sẽ là chìa khóa để bảo đảm công cuộc phục hồi xanh, bao trùm và bền bỉ.

Cũng theo vị này, đại dịch Covid-19 vẫn là thách thức lớn nhất đối với triển vọng kinh tế trong khu vực, do các đợt bùng phát tiếp tục diễn ra ở nhiều nền kinh tế. Số ca mắc mới hàng ngày trong khu vực đã lên tới đỉnh điểm là 434.000 ca hồi giữa tháng 5. Con số này giảm xuống còn 109.000 ca vào cuối tháng 6, tập trung chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Việc triển khai vaccine trong khu vực đang dần được đẩy mạnh, với trung bình 41,6 liều trên 100 người vào cuối tháng 6, cao hơn con số trung bình toàn cầu là 39,2, nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ lệ 97,6 ở Mỹ và 81,8 tại EU.

Ngoài ra, trong báo cáo lần này, ADB cũng điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm dự báo chỉ số giá tiêu dùng của châu Á và Thái Bình Dương, lên mức 2,4% do giá dầu và hàng hóa leo thang. Dù vậy, dự báo lạm phát cho năm sau không thay đổi, duy trì ở mức 2,7%.

Nguồn tin: https://soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây