Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Trong cuộc thử nghiệm lâm sàng, Moderna đánh giá vaccine với 3.732 trẻ em từ 12-17 tuổi, trong đó 2/3 số trẻ được tiêm vaccine và 1/3 được tiêm giả dược.
Hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai, các nhà nghiên cứu không phát hiện ca nhiễm nào trong nhóm được tiêm vaccine, trong khi có 4 ca nhiễm trong nhóm tiêm giả dược.
Các nhà nghiên cứu cũng không phát hiện vấn đề nào về độ an toàn của vaccine. Các tác dụng phụ phổ biến sau liều thứ hai là đau đầu, mệt mỏi, đau người và cảm lạnh.
Hiện vaccine của Moderna đã được cấp phép sử dụng đối với người từ 18 tuổi trở lên.
Hãng cho biết đầu tháng 6 tới sẽ trình kết quả thử nghiệm lên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan quản lý khác để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp. FDA sẽ cần khoảng một tháng để đánh giá, tương tự nghiên cứu của hãng Pfizer/BioNtech. Nếu hồ sơ của Moderna được xử lý với thời gian như vậy, vaccine của hãng sẽ được cấp phép sử dụng từ đầu tháng 7 tới.
Việc mở rộng việc tiêm vaccine cho độ tuổi từ 12-18 có thể cho phép các trường học và trại hè ở Mỹ được nới lỏng các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của CDC.
Vaccine Sputnik V hiệu quả với biến thể tại Brazil
Trong một diễn biến liên quan, mới đây, Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) đã công bố kết quả một công trình nghiên cứu phối hợp với Đại học Cordoba của Argentina, theo đó khẳng định vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 do Nga bào chế và sản xuất có hiệu quả cao đối với biến thể của SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở thành phố Manaos của Brazil và hiện đã lây lan ra một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Thông báo của RDIF cho biết công trình nghiên cứu được Viện Nghiên cứu José María Vanella thuộc Trường Đại học Cordoba thực hiện đã xác nhận hiệu quả của Sputnik V đáp ứng miễn dịch cao đối với những người được tiêm chủng vaccine này.
Theo đó, sau ngày thứ 14 được tiêm mũi vaccine Sputnik V đầu tiên, khoảng 85,5% nhóm tình nguyện viên thử nghiệm đã có kháng thể chống virus SARS-CoV-2 và đến ngày thư 42 sau khi được tiêm mũi vaccine thứ hai thì có tới 99,65% số tình nguyện viên có kháng thể trên.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tái tạo và phát triển biến thể của virus phát hiện tại Manaos dễ lây lan hơn 70% so với ban đầu và kết quả nghiên cứu được thực hiện với Sputnik V cho thấy loại vaccine này có thể ức chế sự phát triển.
Mỹ Latin là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch COVID-19 với khoảng 34,4 triệu ca mắc, trong đó có hơn 1 triệu trường hợp tử vong. Đến nay, nhiều nước ở khu vực này đã ký hợp đồng mua vaccine Sputnik V của Nga, trong khi Argentina và Mexico là những nước đầu tiên ký hợp đồng chuyển giao công nghệ để sản xuất loại vaccine này ở trong nước.
BT
Nguồn tin: http://baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn