Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Tại Thông báo trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính kế thừa, phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua; phấn đấu năm nay tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ này hơn nhiệm kỳ trước, tạo khí thế, động viên toàn ngành tài chính tiếp tục đề cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tinh thần chỉ đạo trong xử lý công việc là nghĩ phải kỹ, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, đồng thời thường xuyên đôn đốc, đánh giá, kiểm tra, giám sát đến kết quả cuối cùng. Đối với những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, tiếp tục phát huy; những vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau, hoặc chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội với tinh thần là đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Tăng cường phân cấp thu chi
Bộ Tài chính tham mưu thiết kế chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, công khai, minh bạch, hài hòa, hợp lý, ổn định, đặt lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích chung lên trên hết. Luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách. Làm cái mới cần phải tổng kết cái cũ; xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết để làm cơ sở cho phân tích, đánh giá và xây dựng chính sách. Thiết kế chính sách phải lấy ý kiến đối tượng chịu tác động; đánh giá, dự báo những tác động, ảnh hưởng, chú ý lắng nghe ý kiến phản biện có tính xây dựng và tâm huyết; rà soát kỹ, tránh chồng chéo, vướng mắc; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả khi triển khai thực hiện.
Tập trung vào công tác quản lý nhà nước; sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ tập trung hơn cho quản lý nhà nước; nhất là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách và thực hiện kiểm tra, giám sát.
Tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành, địa phương liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách do Bộ Tài chính ban hành, tham mưu, đề xuất hoặc có liên quan đến Bộ Tài chính; đặc biệt là thể chế liên quan đến thu hút nguồn lực, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường phân cấp thu chi hơn nữa để tạo sự chủ động tích cực khuyến khích tiết kiệm và nuôi dưỡng nguồn thu. Xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính-ngân sách nhà nước phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực; thúc đẩy giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài.
Ưu tiên cho chuyển đổi số
Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính-ngân sách nhà nước; đổi mới cách làm để phù hợp thực tiễn, đề cao trách nhiệm của các địa phương, đơn vị, nhất là cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu. Chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng hướng, tăng cường phân cấp.
Tập trung đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý thu, chi ngân sách, nhất là quản lý thuế, hải quan, kho bạc nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả, ổn định trên cơ sở ứng dụng công nghệ số và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (cần dành nguồn lực và ưu tiên cho chuyển đổi số).
Thủ tướng yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách nhà nước phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành; dứt khoát xóa bỏ quan liêu bao cấp, tư duy xin cho; phải biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, trên cơ sở bảo đảm công bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên. Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong thu chi ngân sách. Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để ưu tiên bố trí, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu việc xây dựng Luật Đăng ký và quản lý tài sản, góp phần hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này.
Tập trung cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên, tiết kiệm ngay từ khi giao dự toán ngân sách, báo cáo Thường trực Chính phủ.
Không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2022 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhất là chính sách cho người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu sổ.
Hoàn thiện thể chế liên quan đến thị trường chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác, bảo đảm hoạt động hiệu quả, an ninh, an toàn, minh bạch, bền vững.
Bộ Tài chính cùng với các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; tăng cường năng lực đánh giá, phân tích, dự báo; chủ động có kịch bản, phương án, giải pháp phù hợp, kịp thời đối với những vấn đề mới phát sinh, góp phần nâng cao sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế, nhất là trong điều kiện đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp kéo dài như hiện nay.
Vũ Phương Nhi
Nguồn tin: http://baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn