Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Trong một gia đình 5 người ở Melbourne, người bố và người mẹ đều bị nhiễm COVID-19 sau khi tham dự một đám cưới. Họ đã mang virus SARS-CoV-2 và tiếp xúc với các con mà không hay biết gì.
Khi họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sốt và đau đầu, cả gia đình đã được xét nghiệm COVID-19. Kỳ lạ thay, trong khi người bố và người mẹ đều cho kết quả dương tính thì kết quả của 3 đứa trẻ đều âm tính.
“Thật ngạc nhiên. Chúng tôi đã ở cùng con một tuần rưỡi trước khi biết mình nhiễm COVID-19”, bà Leila Sawenko nói với ABC News.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ vẫn chưa dừng lại ở đó.
Các nhân viên y tế đã yêu cầu gia đình làm lại các xét nghiệm, nhưng một lần nữa 3 đứa trẻ đều cho kết quả âm tính, mặc dù 2 bé trai (7 tuổi và 9 tuổi) có các triệu chứng bệnh nhẹ.
Cô con gái út, 5 tuổi, không hề có triệu chứng gì, mặc dù cô bé ngủ chung giường với bố mẹ trong thời gian họ mắc bệnh.
Trước trường hợp kỳ lạ như vậy, các nhà khoa học đã đề nghị gia đình này tham gia vào một nghiên cứu, theo đó sẽ phân tích mẫu máu, nước bọt và nước tiểu của họ, đồng thời lấy mẫu dịch mũi, họng cứ 2, 3 ngày một lần.
Kết quả cho thấy một điều rất kỳ lạ, đó là mặc dù các xét nghiệm PCR lặp đi lặp lại đều cho kết quả âm tính đối với 3 đứa trẻ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy kháng thể đặc hiệu của virus SARS-CoV-2 trong nước bọt và huyết thanh của tất cả các thành viên trong gia đình.
Nói cách khác, những đứa trẻ này dù không có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nhưng vì chúng đã tiếp xúc với virus ở một mức độ nào đó nên trong cơ thể chúng đã kích hoạt phản ứng miễn dịch và phản ứng này dường như có khả năng chống lại sự lây nhiễm.
“Cô con gái út không có triệu chứng bệnh, lại là người có phản ứng miễn dịch mạnh nhất”, Melanie Neeland từ Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch (MRI) cho biết.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa hiệu được đầy đủ cơ chế đằng sau phản ứng miễn dịch của trẻ em, nhưng việc tìm ra cách thức và lý do tại sao các phản ứng này được kích hoạt (dù không nhiễm virus) có thể làm sáng tỏ sự nhạy cảm của trẻ đối với COVID-19 một cách rộng rãi hơn.
“Nghiên cứu này là bước đi đầu tiên của chúng tôi để xém xét chuyên sâu hơn về hệ thống miễn dịch của trẻ em và để xem những thành phần nào trong cơ thể trẻ có thể phản ứng với virus”, tác giả của nghiên cứu, bác sĩ nhi khoa Shidan Tosif đến từ Đại học Melbourne cho biết.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho rằng những đứa trẻ này đã thực sự bị nhiễm virus, nhưng bằng cách nào đó, hệ thống miễn dịch của chúng đã tạo ra phản ứng chống virus có hiệu quả cao trong việc hạn chế sự nhân lên của virus, không giống như cha mẹ chúng.
Nhóm nghiên cứu cho rằng phản ứng miễn dịch đó rất hiệu quả, có thể làm cho tải lượng virus xuống thấp đến mức ở dưới cả độ nhạy của xét nghiệm PCR. Đây cũng là một vấn đề cần được xem xét thêm.
Vũ Phong
Nguồn tin: http://baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn