Thông tin liên hệ
- 0903 177 877
- hotro@xecung.com.vn
Tại cuộc phỏng vấn, Đại sứ Kyaw Soe Win đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt và cảm kích sâu sắc nhất dành cho Việt Nam khi đảm nhận thành công Năm Chủ tich ASEAN 2020 cũng như những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam trong việc đăng cai tổ chức các Hội nghị Cấp cao ASEAN và các Hội nghị liên quan trong suốt năm nay, đặc biệt khi phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu.
“Tôi chắc chắn rằng chúng ta chưa từng đối mặt với những tình huống và thách thức như vậy trong 5 thập kỷ vừa qua. Đối mặt với hoàn cảnh khó khăn này quả thực là những kinh nghiệm rất mới mẻ cho Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2020, khi mà các cuộc họp, Hội nghị Cấp cao và các sự kiện liên quan khác tổ chức qua hình thức trực tuyến”, ông Kyaw Soe Win cho biết.
Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò lãnh đạo của mình trong việc phối hợp và cộng tác chặt chẽ với các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác.
Đại sứ Myanmar bày tỏ vui mừng biết được rằng, 80 văn kiện, bao gồm Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2025, đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị liên quan.
Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, đã rất thành công khi đề cao các sự kiện liên quan tới tầm quan trọng của tập thể nhằm ứng phó với những thách thức và khó khăn do COVID-19 gây ra phù hợp với chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.
Đại sứ Myanmar cho rằng, tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cần tiếp tục thực hiện các sáng kiến nhằm thực thi các chính sách và mục tiêu đã đề ra, hướng tới xây dựng một ASEAN bền vững, toàn diện và thịnh vượng hơn trong một tương lai không xa.
“Tôi chắc chắn rằng, những kết quả tích cực và thực tế đạt được tại các Hội nghị Cấp cao quan trọng này và các sự kiện liên quan phản ánh thực sự một ASEAN đoàn kết, hợp tác và hội nhập nhằm bảo đảm xây dựng cộng đồng, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN”, ông Kyaw Soe Win nhấn mạnh thêm.
Còn Đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang cho biết: Với hơn 80 văn kiện đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên qua, đây được coi là Hội nghị có nhiều văn kiện nhất được thông qua kể từ khi có tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN.Các văn kiện, tài liệu được thông qua sẽ tạo cơ sở hợp tác giữa ASEAN và các nước đối tác nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 cũng như nâng cao năng lực xử lý nhằm ứng phó với đại dịch trong tương lai; tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế và kết nối về thương mại, đầu tư, di chuyển của người dân trong khu vực cũng như với các nước đối tác.
Các văn kiện và sáng kiến nêu trong các hội nghị cấp cao lần này cũng sẽ là cơ sở để mở ra những con đường mới cho ASEAN và nâng tầm hợp tác với các đối tác để cùng phát triển hòa bình, thịnh vượng trong thời gian tới, đồng thời sẽ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển, đưa hợp tác khu vực lên tầm cao mới.
Đề cập tới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết vào ngày 15/11, Đại sứ Myanmar tại Việt Nam Kyaw Soe Win nhận định: Việc ký kết Hiệp định này, sau 8 năm đàm phán tích cực, đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cấu trúc hợp tác của khu vực. Thành tựu quan trọng này không chỉ rất có ý nghĩa đối với ASEAN, đặc biệt với Việt Nam, mà còn đối với các thành viên tham gia khác. Đây là một trong những những kết quả thực tế Việt Nam đã đạt được với vai trò Chủ tịch ASEAN giữa những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra.
“Tôi tin tưởng rằng Hiệp định này sẽ đóng vai trò như một động lực mới thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư cũng như đóng góp cho phục hồi thương mại một cách nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế trong khu vực”, ông Kyaw Soe Win bày tỏ.
Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang cho rằng: Việc ký kết RCEP là một tín hiệu phát đi toàn cầu rằng đây là một khu vực có tiềm năng lớn và rộng mở đối với các doanh nghiệp toàn cầu, mang lại cơ hội đầu tư và thương mại, vừa thúc đẩy kinh tế thế giới mà bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19.
“RCEP là một sự kiện quan trọng không chỉ với ASEAN mà còn có tầm quan trọng với thương mại toàn cầu, cũng như đưa ra các biện pháp khác để giảm sự đứt gẫy chuỗi cung ứng, duy trì dòng lưu chuyển thương mại, đầu tư nội khối ASEAN và các đối tác”, ông Sengphet Houngboungnuang nhấn mạnh.
Ngày 15/11 vừa qua, các nhà lãnh đạo 15 nước tham gia RCEP, trong đó có 10 nước ASEAN bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippine, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 5 nước đối tác gồm Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Trung Quốc đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định RCEP sau 8 năm đàm phán hiệp định này.
Thùy Dung
Nguồn tin: http://baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn