Bài 3: Thủ đô ‘chia lửa’ cùng Lạng Giang: Chuyện người ra tuyến đầu

Chủ nhật - 04/07/2021 00:28
(Chinhphu.vn) - Trải qua 28 ngày đêm xông pha, sống giữa tâm dịch Bắc Giang, các y, bác sĩ của Đoàn hỗ trợ Hà Nội đã tạm quên đi cuộc sống cá nhân, rời xa gia đình để sẵn sàng “chia lửa” cho “trận tuyến”, góp phần giành lại sức khỏe, bình yên cho nhân dân. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...
Khi 'hậu phương' đi vào tiền tuyến

Tham gia vào đợt hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh lần này cho Bắc Giang, ngoài các y, bác sĩ, cán bộ là nam giới còn có rất nhiều chị em phụ nữ. Chị Chu Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa xét nghiệm, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì cho biết: Đây là một cuộc chiến chưa từng có trong lịch sử, các bác sĩ là nam giới khi đi về vùng dịch thường trong tâm thế không vướng bận gia đình vì còn hậu phương ở quê nhà. Nhưng với những nữ cán bộ như chị, vừa phải ra tiền tuyến vừa là hậu phương, thì vất vả, khó khăn nhân đôi, nhân ba. Trong đợt hỗ trợ Bắc Giang lần này, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì có 5 người, tất cả đều là nữ, trong đó có người con vẫn còn rất nhỏ. Song không phải vì thế các chị nhụt chí mà vẫn sẵn sàng hy sinh, bước vào tâm dịch với tư thế của người lính dũng cảm, quyết đoán nhưng cũng rất đỗi dịu dàng. Công việc lấy mẫu dịch tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế không phải vậy, nó đòi hỏi phải đúng kỹ thuật, kỹ năng khéo léo, cử chỉ, hành động giao tiếp nhẹ nhàng.

Chị Hà kể lại: Vào 4h chiều ngày 16/5, khi vừa đi lấy mẫu về, chị nhận được lệnh lên đường hỗ trợ Bắc Giang. Mặc dù đã có nhiều ngày tháng chiến đấu với dịch COVID-19 và xác định rõ nhiệm vụ của mình, nhưng khi nghe tin chị vẫn có chút lo lắng vì mọi thứ quá gấp gáp, việc nhà chưa sắp xếp được chu toàn và khi đến đó phải làm những gì để giúp địa phương đẩy lùi dịch bệnh một cách nhanh nhất, an toàn nhất cho người dân, cho bản thân. Nhưng những giây phút ấy chỉ thoáng qua, chị ngay lập tức về nhà lấy đồ bảo hộ và một vài vật dụng cá nhân cần thiết… rồi tức tốc lên đường, chia lửa cùng Bắc Giang.

Chị Hà cùng Đoàn hỗ trợ Hà Nội đến Bắc Giang vào 6h30 tối ngày 16/5, sau đó đến 10h đêm thì được lệnh về huyện Lạng Giang hỗ trợ.

Ngay khi đến Lạng Giang, trong chị có rất nhiều cảm xúc và xót xa cho các đồng nghiệp. Bởi ập vào mắt chị là hình ảnh vất vả, mệt mỏi của các y, bác sĩ đã gồng mình nhiều ngày đêm chống dịch, thời gian ăn ngủ gần như không có và bị xáo trộn. Trước thực trạng đó, đoàn đã lên kế hoạch và phối hợp với lực lượng xét nghiệm của huyện Lạng Giang phân công cho các cán bộ y tế thời gian làm việc linh động, luân phiên trực–nghỉ để bảo đảm sức khỏe, chiến đấu lâu dài. Ngoài ra, Đoàn Hà Nội đã thành lập hơn 20 lớp tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ y tế huyện Lạng Giang lấy mẫu, bảo quản vận chuyển mẫu và các biện pháp bảo đảm an toàn khi chống dịch. 

Chị Hà chia sẻ, đến Lạng Giang trong hai ngày đầu cực kỳ vất vả, 3h chiều chị và các đồng nghiệp mới được ăn trưa, 11h đêm mới được ăn tối. Bên cạnh đó là những thiếu thốn do nhiều vật dụng cá nhân không có, các chị cũng không mua được đồ dùng vì hàng quán đóng cửa. Song được sự hỗ trợ của địa phương, các chị thích ứng rất nhanh, công việc cuốn đi và không còn nhiều thời gian để ý đến bản thân nữa.

Sau 28 ngày hỗ trợ, Đoàn đã lấy gần 23.000 mẫu xét nghiệm và góp phần không chế được dịch cho Lạng Giang, dỡ giãn cách cho huyện. 

Nhân rộng sức chiến đấu từ tình đoàn kết

Là người con sinh ra và lớn lên tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, bác sĩ Đặng Đình Huân, Phó trưởng Khoa phòng bệnh không lây nhiễm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, ngay sau khi nghe tin quê nhà có dịch bệnh bùng phát, anh đã xung phong lên đường để trở về quê hương chống dịch.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm chống dịch, bác sĩ Huân đã trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn điều tra, truy vết cho cán bộ dịch tễ tại 21 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạng Giang. Bác sĩ Huân chia sẻ, để có thể nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, Đoàn hỗ trợ của Hà Nội đã tổ chức linh loạt, có những lần “tác chiến” độc lập và cũng có những lần phối hợp cùng với huyện, “vừa làm cho họ thấy vừa làm cùng họ, cầm tay chỉ việc từ cách thức truy vết, khoanh vùng… để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ y tế huyện Lạng Giang.

Theo bác sĩ Huân, việc truy vết phải được thực hiện càng sớm càng tốt; xác định các mốc dịch tễ, huy động nhiều lực lượng và áp dụng nhiều biện pháp để truy vết F1 trong thời gian sớm nhất. Người tham gia truy vết khi thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây bệnh. Các bước thực hiện truy vết gồm xác định mốc dịch tễ (địa điểm, sự kiện mà ca bệnh đã đến hoặc tham gia trong thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh đến khi được cách ly), sau đó thông báo các mốc dịch tễ đến bộ phận điều phối để triển khai lực lượng truy vết F1; rà soát và hoàn thiện danh sách F1, nhanh chóng tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, không để dịch bệnh COVID-19 lây lan.

Với sự chung tay, góp sức đẩy lùi dịch bệnh, sau thời gian chiến đấu, huyện Lạng Giang đã thành công trong khống chế dịch COVID-19. Các cán bộ y tế của huyện cũng được nâng cao kỹ năng, chuyên môn trong phòng, chống dịch. Ngay sau đó, huyện Lạng Giang cũng đã cử hơn 10 cán bộ lên hỗ trợ huyện Lục Ngạn phòng, chống dịch. Điều đó cho thấy, sự đoàn kết trong mọi cuộc chiến luôn có sức lan tỏa lớn lao, nhân lên niềm tin của nhân dân vào quyết sách, định hướng và các bước đi đúng đắn của Trung ương và chính quyền các cấp.

Thiện Tâm

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây