Cần tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả quản lý thuế DN lớn

Thứ ba - 24/11/2020 21:47
Xế Cưng - (Chinhphu.vn) - Số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 0,075% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động nhưng đóng góp đến gần 50% tổng thu NSNN. Đã đến lúc ngành tài chính và hệ thống thuế cần tổ chức lại công tác quản lý thuế với doanh nghiệp lớn. Cần phải có một tổ chức chuyên sâu, đủ mạnh để quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp lớn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...

Đây là một ý kiến được khẳng định tại Hội thảo “Quản lý thuế DN lớn tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do Bộ Tài chính tổ chức mới đây tại Hà Nội vừa diễn ra.

Mô hình cũ dần không còn phù hợp với sự phát triển

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến 31/12/2019, Việt Nam có hơn 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 là 36.712 nghìn tỷ đồng.

Tổng số thu Ngân sách nhà nước (NSNN) từ 561 doanh nghiệp lớn do Tổng cục Thuế giao Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn tổ chức quản lý lũy kế 9 tháng năm 2020 đạt 195,62 nghìn tỷ đồng, bằng 97% so với lũy kế 9 tháng cùng kỳ và bằng 65% so với cả năm 2019. Số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,075% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp lớn đang đóng vai trò trọng yếu trong công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước.

Mặc dù, vị trí của các doanh nghiệp lớn đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế, nhưng các doanh nghiệp lớn - là những khách hàng đặc biệt quan trọng, lại chưa có một cơ chế ưu tiên hay ưu đãi khác biệt so với phần còn lại. Ngoài ra, do các doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình tập đoàn ở nhiều địa bàn khác nhau nên đôi khi việc hướng dẫn, tổ chức triển khai các chương trình, chính sách không đồng bộ.

Công tác thanh tra-kiểm tra chuyên ngành thuế đối với các doanh nghiệp lớn chưa đạt được yêu cầu về số lượng đơn vị được kiểm tra, hạn chế giám sát sau thanh tra-kiểm tra. Việc giám sát, đôn đốc thi hành sau thanh tra-kiểm tra chưa kịp thời, xuất phát từ thực tế là các khoản truy thu qua thanh tra được nộp vào tài khoản của các Cục Thuế địa phương, nên Vụ Quản lý thuế DN lớn (QLT DNL) không chủ động nắm bắt được khi nào số tiền thuế truy thu nộp vào NSNN nếu không liên hệ với Cục Thuế hoặc đề nghị doanh nghiệp cung cấp chứng từ nộp tiền.

Ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính phân tích, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ trong việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước là tổ chức bộ máy phải tinh gọn và hiệu quả. Đồng thời, việc tổ chức quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn phải đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, phản ánh đúng nguồn thu của NSNN, trước hết là các khoản thu vào Ngân sách Trung ương được hưởng theo quy định của pháp luật, góp phần tạo nên tính bền vững trong thu ngân sách cũng như tính bền vững của hệ thống tài chính.

Thực tế cho thấy chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Vụ QLT DNL cũng còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, vì Vụ này vẫn nặng về chức năng tham mưu, chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý thuế; sự phối kết hợp giữa Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn với các đơn vị trong Tổng cục, với các Cục Thuế ở địa phương chưa thực sự chặt chẽ.

Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có kết luận số 90/TB-VPCP ngày 11/3/2020 tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, trong đó nhấn mạnh  “Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành thuế theo tinh thần của các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; tăng cường năng lực cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục, trong đó lưu ý thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, công ty đa quốc gia…”

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã phản ánh đúng nhu cầu khách quan, xu thế tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong ngành thuế, tổ chức lại mô hình từ Vụ QLT DNL thành Cục QLT DNL ở cấp Trung ương (Tổng cục Thuế) để tập trung, thống nhất, giữ vai trò chủ đạo của nguồn thu NS Trung ương, từ đó tạo động lực cho cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế và nâng cao công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Không thể cào bằng, cần phân loại quảnchuyên sâu với các DN lớn

Tại Hội thảo, ý kiến từ các cơ quan chức năng cũng như chuyên gia quốc tế và đại diện DN cho thấy rõ vai trò của doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế cũng như cần thiết có cơ chế quản lý phù hợp hơn đối với DNL trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Đại diện cộng đồng DN, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, khi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh, xuất hiện nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, không chỉ là các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, mà còn cả các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước. Việc phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp lớn đòi hỏi công tác quản lý thuế cũng phải được nâng cao, cơ chế hỗ trợ nhanh, điều phối kịp thời.

Ông Hoàng Quang Phòng cũng nhận định, đã đến lúc ngành tài chính và hệ thống thuế cần tổ chức lại công tác quản lý thuế với doanh nghiệp lớn. Cần phải có một tổ chức chuyên sâu, đủ mạnh để quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp lớn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. VCCI thấy rằng, Tổng cục Thuế cần phải coi các doanh nghiệp lớn, những người có đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước, là những khách hàng “VIP” để có sự phân loại, ưu tiên trong phục vụ.

“VCCI thống nhất cao với chủ trương, đề xuất nâng cấp Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế với đầy đủ các chức năng về quản lý thuế để thực hiện hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ thống nhất, kịp thời cho các doanh nghiệp lớn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế vào ngân sách nhà nước. Việc nâng cấp này không làm tăng đầu mối, không làm tăng biên chế của ngành thuế, phù hợp với yêu cầu, thực tiễn khách quan trong công tác quản lý thuế hiện nay”, ông Hoàng Quang Phòng khẳng định.

Còn TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng: Việc quản lý các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, công ty đa quốc gia tập trung tại một đầu mối chuyên sâu, sẽ mang lại hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn cho người nộp thuế lớn/khách hàng lớn.

“Như trong lĩnh vực Hải quan có phân luồng quản lý hàng hóa nhập khẩu luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Hay đối với các hãng hàng không lớn trong nhóm Skyteam có chính sách ưu tiên khách hàng theo các hạng thẻ: Platinium, Gold, Titanium, Silver; tương tự là các ngân hàng cũng phải có chính sách ưu tiên hỗ trợ khách hàng lớn …”, TS Nguyễn Đình Cung đưa ra ví dụ.

Bà Phùng Nguyễn Hải Yến – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Vietcombank, cho rằng, với cách thức hiện tại ở các Cục Thuế địa phương thì đâu đó vẫn có sự triển khai chưa thống nhất. Do đó đề án đưa Vụ lên Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn sẽ thống nhất. Một vấn đề sẽ được giải quyết trên toàn hệ thống, tiết giảm chi phí quản lý, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.

Dưới góc nhìn quốc tế, ông Nguyễn Việt Anh, chuyên gia Ngân hàng Thế giới chia sẻ, vì doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng trong thu ngân sách, và sự phức tạp của công tác quản lý thuế gắn với nhóm đối tượng này, nên từ nhiều năm nay, đại đa số các cơ quan thuế trên thế giới đã xây dựng các đơn vị quản lý thuế có đầy đủ chức năng tại trụ sở chính để trực tiếp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này.

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam, phân tích, trên thế giới hiện nay, các tập đoàn, DN lớn đang ngày càng phát triển rộng và phức tạp hơn rất nhiều. Điều này kéo theo cần có sự nâng cấp về phương thức quản lý thuế tập trung và chuyên sâu hơn với nhóm DN này.

Lãnh đạo KPMG cho rằng, cần có cơ chế quản lý thuế thích ứng hiệu quả với mô hình kinh doanh phức tạp của các DN lớn, cần có phản ứng nhanh, có tính kết nối cao với các thị trường (như thị trường chứng khoán). Do đó, xu thế quản lý tập trung ở Trung ương là phù hợp với xu thế phổ biến trên thế giới.

“Các DN lớn rất muốn có cơ chế quản lý thuế với chất lượng cao. Điều này sẽ giúp họ rất nhiều trong quá trình kinh doanh, giảm thiểu những bất ổn và rủi ro về chi phí cũng như những tranh chấp thuế không đáng có”, ông Warrick Cleine nói.

Huy Thắng

Nguồn tin: http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đăng tin xế cưng phí
Đăng tin bán xế

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO
Đăng tin miển phí

Nhận tư vấn

Liên hệ quảng cáo Hổ trợ 24/7
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Mr Anh
Nhắn tin
Liên hệ quảng cáo Minh Phát
Nhắn tin
xc
dịch vu kiem tra xe

Google ads

So sánh xe
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây